Tết lu bu mấy cũng nhớ điều này để con không bị bỏng thương tâm

(lamchame.vn) - Sai lầm phổ biến nhất khiến trẻ bị bỏng phải chính là phụ huynh hay đổ nước nóng vào thau, xô trước khi đổ nước lạnh vào để trung hòa nhiệt độ.

Mỗi năm Tết đến, hàng trăm trẻ phải nhập viện do bỏng nước, bỏng dầu, bỏng thức uống... Nhẹ thì bác sĩ băng bó rồi cho về theo dõi, nặng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch. Đa số những ca bỏng đau lòng này xảy ra ngay tại nhà, đặc biệt trong những ngày lễ, Tết cha mẹ lu bu nhiều việc nên không theo dõi con cái sát sao.

Chú ý nhiệt độ nước tắm trẻ

Mỗi năm vào mùa này, nhiệt độ ở miền Bắc và miền Trung xuống thấp, thường kéo dài đến sau Tết. Nhiều gia đình làm ăn trong Nam bế con về quê ăn Tết chưa quen với nếp sinh hoạt nên dễ xảy ra tai nạn bỏng nặng.

Bỏng vì nấu nướng tắm

Không ít những ca bỏng đau lòng bắt nguồn từ việc nấu nước tắm trẻ trong những ngày cuối đông, cận Tết. Sai lầm đầu tiên phổ biến nhất phải nói đến chính là các bậc phụ huynh hay đổ nước nóng vào thau, xô trước khi đổ nước lạnh vào để trung hòa nhiệt độ. Lúc này, trẻ con bất ngờ chạy ập tới, nhảy vào xô, thau dễ dẫn bỏng nước sôi.

Do đó, khi tắm con, phụ huynh cần xả nước lạnh đến mức gần đầy xô, thau, bồn tắm cho trẻ trước. Ngoài ra, nước tắm chỉ ở mức độ ấm, không nóng. Trước khi cho con sử dụng, cha mẹ cần kiểm tra bằng cách nhúng cổ tay, khuỷu tay vào nước trước. Đối với máy nước nóng gián tiếp, nếu nước đã đủ độ nóng cần tắt bộ điều chỉnh. Đối với máy làm nóng trực tiếp, sau mỗi mở nước trở lại sau khi tắt, cần xả phần nước đầu vì rất nóng. Quan trọng nhất là phụ huynh phải luôn ở bên các con khi chúng trong phòng tắm.

Một trường hợp bỏng nước nóng thương tâm

Đối với đồ ăn thức uống

Các trường hợp trẻ bỏng ngày Tết không chỉ bắt nguồn từ việc tắm nước nóng mà còn từ đồ uống, thức ăn nóng được chế biến liên tục trong những ngày này.

Đặc biệt, người Việt rất coi trọng bữa ăn sum họp gia đình ngày Tết và thời gian nấu, dọn mâm cũng là lúc chúng ta lơ là với các con nhất. Đã có nhiều vụ trẻ đi chập chững té vào nồi cháo, nồi lẩu, canh lớn trong ngày cúng Tết, đám giỗ vô cùng đau xót. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho con.

Thức ăn, đồ uống nóng dễ tràn, đổ ra nên đừng bao giờ cầm những món nóng khi đang giữ em bé, trẻ nhỏ.

Giữ những thức ăn, uống nóng như trà, canh… ngoài tầm với trẻ em và căn dặn các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm túc. Đồ uống cho trẻ cũng chỉ ở mức độ ấm nhẹ, không nóng. Đặc biệt, trong ngày Tết, các gia đình có thể sử dụng bếp nấu lẩu, hâm canh, bếp nướng đặt trên bàn ăn, nên chú ý không cho trẻ lại gần các thiết bị này.

 

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, không nên sử dụng khăn trải bàn vì trẻ có thể kéo đổ đồ ăn và thức uống dễ dàng, gây nguy hiểm.

Khi sử dụng dầu ăn trong bếp, hãy nhờ người bế con ra xa tránh trường hợp dầu văng hoặc tràn ra ngoài.

Khi sử dụng ấm nấu nước, hãy đổ đầy bằng nước lạnh, không để dây thòng lọng xuống đất khiến trẻ dễ kéo rơi.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang