Theo phong tục của người Việt ta từ xa xưa thì vào ngày 23 Tết các gia đình sẽ chuẩn bị 1 cặp cá chép để ông Công ông Táo làm phương tiện lên thiên đình. Tục thả cá chép sau khi cúng cũng có ý nghĩa phóng sinh khơi dậy lòng hiếu sinh, sự thiện lương ẩn chứa trong mỗi con người.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thấu đáo điều đó, nhiều người làm theo phong trào, làm cho có. Họ nghĩ rằng càng phóng sinh nhiều càng được Phật tổ ban cho nhiều tài lộc, may mắn… Vì thế chỉ cần chọn con cá chép thật to là đủ. Nhưng thực ra không phải như vậy. Thả cá chép không chỉ là tâm linh mà còn phải gắn với bảo vệ môi trường, gìn giữ nét đẹp văn hoá ngàn đời của dân tộc ta.
Thả cá chép đúng cách sẽ giúp nghi lễ ngày 23 tháng Chạp được linh thiêng hơn |
Theo đó sau khi tiến hành cúng lễ các gia đình nên chọn những ao hồ, sông suối có dòng chảy để thả cá. Không nên thả ở những nơi nước tù đọng, cá sẽ không thể sống nổi. Khi thả cá, dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Nếu không, ta đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn và không làm ảnh hưởng tới tính mạng của cá cũng như không bỏ lại túi nilong ở khu vực thả.
Dù vội đến đâu bạn cũng không được phép đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống. Hành động đó rất xấu xí mà có khi cá thả xuống không thể sống được đồng thời làm mất đi sự linh thiêng vốn có của 1 tập tục đẹp. Nên lựa chọn những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót. Khi phóng sinh cần chọn nơi không tồn tại hoạt động câu cá để tránh lòng tham của những người săn bắt.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.