Thứ quả chua chát chẳng mấy người mê lại có thể chữa ho, tiêu chảy, chị em tận dụng để trị mụn làm đẹp da, từ rễ đến lá đều có thể tận dụng

Công dụng của nhót cũng như từng bộ phận của loại cây này có thể khiến bạn mắt tròn mắt dẹt khi tìm hiểu.

Là thứ quả thường có trong vườn quê người Việt, quả nhót không phải thứ quả ngọt thơm khiến ai cũng dễ dàng ăn, dễ dàng khen. Nhót xanh hay nhót chín đều có vị chua đặc trưng và bạn có thể chẳng thấy thích thú chút nào. Nhưng những trái nhót nhỏ xinh ấy đúng là "nhỏ mà có võ" khi chữa được vô số bệnh khác nhau.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng chỉ ho, chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả nhót chứa một số hợp chất chống oxy hóa, rất giàu vitamin C, sắt, canxi...

Thứ quả chua chát chẳng mấy người mê lại có thể chữa bệnh, từ rễ đến lá đều có thể tận dụng - Ảnh 1.
 

Công dụng của nhót cũng như từng bộ phận của cây nhót được cụ thể trong từng bài thuốc dưới đây:

Công dụng của nhót

Trong Đông y, nhót có vị chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, do đó có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh. Quả nhót thường được sử dụng để trị bệnh ho, hen, khó thở. Bạn có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột để uống hàng ngày. Cụ thể:

- Chữa ho: Nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Sắc mỗi ngày một thang, uống 3 lần trong ngày.

  • Mách các mẹ cách chữa ho, cảm dứt điểm cho trẻ nhờ loại cây dễ sống, chỉ cần để ngoài ban công

- Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Tất cả rửa sạch, sắc ngày một thang, chia ra uống 3 lần trong ngày.

- Ho, hen, khó thở: 6-12g nhót mỗi ngày, có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm, thuốc bột. Uống nhiều ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Thứ quả chua chát chẳng mấy người mê lại có thể chữa bệnh, từ rễ đến lá đều có thể tận dụng - Ảnh 3.
 

Công dụng của lá nhót

Trong Đông y, lá nhót có vị chát, tính bình, không có độc, có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt. Cụ thể:

- Chữa vết thương chảy máu: Lấy một nắm lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó đắp vào chỗ đang chảy máu sẽ giúp cầm máu hiệu quả.

- Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: Lá nhót 16g, lá táo ta 12g sao vàng giã nát, hạt cải củ 6 g, hạt cải bẹ 6g, sao vàng. Cho tất cả vào sắc nước đặc, rồi chia ra uống, ngày 3 lần trước bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

- Ho ra máu: Lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Đun sôi nước, hãm lá nhót như hãm trà, cho đường vào uống. Ngày uống 2 lần, sau khi ăn.

- Trị lỵ trực khuẩn và tiêu chảy: 30g lá nhót tươi hoặc 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia ra uống 2 lần trong ngày, trước các bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Thứ quả chua chát chẳng mấy người mê lại có thể chữa bệnh, từ rễ đến lá đều có thể tận dụng - Ảnh 4.

Nhót có vị chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, do đó có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh.

Công dụng của rễ cây nhót

Trong Đông y, rễ cây nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc. Bạn có thể sử dụng rễ nhót để:

- Chữa mụn nhọt: Nấu nước rễ cây nhót để tắm.

- Kinh nguyệt ra nhiều: Rễ cây nhót 30-60g, sắc thành nước uống sau bữa ăn.

- Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ nhót 4g, rễ mơ 2g, sắc uống ngày 2-3 lần.

- Chứng phong thấp, đau nhức xương khớp: Rễ nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g. Tất cả đổ nước vào hầm và ăn.

- Thổ huyết, đau bụng khó nuốt: Rễ nhót 30g, rửa sạch, sắc nước uống.

- Ho ra máu, chảy máu cam: Rễ nhót 16g, sao đen, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần trước khi ăn 1,5 tiếng. Bạn cũng có thể kết hợp với các vị thuốc như cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp để chữa chứng bệnh này.

Kiêng kị: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

Thứ quả chua chát chẳng mấy người mê lại có thể chữa bệnh, từ rễ đến lá đều có thể tận dụng - Ảnh 5.

Mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều, nhót có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày...

Hạt nhót

Hạt nhót có công dụng chính là sát khuẩn, trừ giun sán. Khi ăn nhót mà nhai nhân hạt bên trong cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng hạt nhót để chữa gan lách sưng đau theo công thức: Hạt nhót 10g, đem giã nhỏ, nghệ đen 8g. Đem sắc nước uống hàng ngày.

Lưu ý: Mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều, nhót có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày... Bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho, viêm họng khi ăn phải, vì những hạt phấn này rất cứng. Do đó chú ý khi ăn cần nạo bỏ phấn trắng bên ngoài.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang