Tiệm bánh cuốn Quảng Đông có tận 10 loại nhân từ tôm đến heo xá xíu liên tục gây sốt tại Sài Gòn, chính chủ tiết lộ bí quyết để khách ăn không bao giờ ngán

Món bánh cuốn tại đây giữ lại được trọn vẹn hương vị cũng như chất lượng nguyên bản ở Quảng Đông. Nó đã gắn bó và làm nên danh tiếng của vợ chồng ông bà chủ suốt thời gian vào Sài Gòn lập nghiệp.

Ẩm thực Quảng Châu ở Sài Gòn vô cùng đa dạng, từ quán ăn lề đường đến những nhà hàng sang trọng. Bánh cuốn là một trong số món được kể đến. Khác với bánh cuốn của người Việt, bánh cuốn Quảng Đông là món ăn được tương truyền dựa vào lịch sử lâu đời ở Quảng Châu kèm theo sự đa dạng với những nguyên liệu như tôm, thịt băm, mộc nhĩ, thịt gà, thịt bò, nấm hương. Vỏ bánh mỏng và trong, nhân bánh đậm đà, bánh cuốn được ăn cùng nước tương. Vị mềm mịn của bánh hòa quyện cùng nước tương tạo nên hương vị đặc sắc.

 
 
 
 

Bánh cuốn Dương Đình Nghệ chỉ là một quán lề đường nhưng luôn đông thực khách chờ 

NGƯỜI SÀI GÒN KHOÁI CHÍ VỚI BÁNH CUỐN QUẢNG ĐÔNG, VỪA ĂN VỪA ĐƯỢC XEM NGƯỜI HOA BIỂU DIỄN TAY NGHỀ

Ít ai biết, điều làm nên sự đặc biệt cho bánh cuốn Quảng Đông vẫn là hương vị nhẹ nhàng, thanh tao nhưng không kém phần đậm đà nổi bật trong từng chén nước chấm. Một hương vị mang đậm bản sắc ẩm thực của người dân Quảng Đông.

Ở Sài Gòn, người Hoa rất khó để tìm được một món ngon đặc sản cho riêng mình khi nghĩ về quê hương Quảng Đông. Điểm tâm cùng với hàng loạt món ăn lề đường vẫn là thứ mà họ nghĩ về trước tiên trong mỗi lần nhớ về quê nhà. Trong đó, có món bánh cuốn Quảng Đông. 

 
 
 
 

Các thao tác đổ bánh, làm bánh cũng "cuốn" không kém

Người Sài Gòn thích thú xếp hàng từ 6 giờ sáng ăn bánh cuốn Quảng Đông, chủ quán nói bí quyết làm hơn chục loại nhân khách ăn không ngán  - Ảnh 3.

Công việc đảo đổ bánh cũng đòi hỏi sự nhanh nhẹn và liên tục. "Phải nhanh tay, nếu không bánh sẽ bị chín quá độ và khô", chủ quán cho biết.

Về phần này, riêng người Sài Gòn cũng mấy phần tò mò và muốn tìm hiểu, thực hư hương vị của bánh cuốn này là như thế nào? Sao nó lại trở thành một món ăn "ý tứ" mà người Quảng Đông nào xa quê hay kể cả người địa phương cũng nhớ? 

Nhắc đến bánh cuốn Quảng Đông, không chỉ người Hoa mà ngay cả người Sài Gòn cũng liền nhớ ngay đến quán bánh cuốn nằm trên đường Dương Đình Nghệ. Chỉ là một quán lề đường, bàn ghế inox loại thường, không quá cầu kỳ, sang trọng nhưng nơi này vẫn nườm nượp khách từ 6h sáng. 

Trên tay cầm cọ quét dầu, chị chủ quán người gốc Hoa nhanh nhẹn kéo từ máy làm bánh cuốn ra một chiếc khay hình chữ nhật đang còn nóng hổi rồi nhanh chóng quết dầu đều mặt khay. Thao tác tay này xong, chị cũng liên tiếp múc một muôi bột lỏng rồi tráng lên trên mặt khay bánh. Cứ như thế nào nhân tôm, xá xíu, thịt bò, trứng,... được chị chủ dàn ngang mặt bánh. Cuối cùng từng miếng bánh cuốn được cuộn lại và xắn theo chiều dài bằng chừng nửa gang tay, vừa miệng ăn.

"Sáng này cũng phải tạt qua đây coi người ta tráng bánh từ đầu tới cuối, nó cầu kỳ và gọn gàng lắm", một người Sài Gòn mê mệt món bánh cuốn Quảng Đông nói.

 
 
 

Bánh cuốn nóng rưới lên trên đó một lớp xì dầu 

Món bánh cuốn tại đây được giữ lại được trọn vẹn hương vị cũng như chất lượng nguyên bản ở Quảng Đông. Nó đã gắn bó và làm nên danh tiếng của vợ chồng ông bà chủ suốt thời gian vào Sài Gòn lập nghiệp. 

Điều đặc biệt là nó không chỉ dành và khiến bao người Hoa, người Quảng say mê, hay ngay cả dân Sài Gòn cũng có mấy phần nhớ thương món ăn này. 

"Người nào ăn cũng được. Thấy vậy thôi chứ nhiều khách quen là người tỉnh này tỉnh khác, không chỉ riêng người Hoa hay riêng người Sài Gòn. Họ thích nhân đa dạng, vỏ bánh lại vừa phải không quá dày thành ngán", bà chủ tiệm bánh cuốn Dương Đình Nghệ nói. 

BÍ QUYẾT LÀM NÊN PHẦN NHÂN KHIẾN NGƯỜI SÀI GÒN XẾP HÀNG TỪ 6H SÁNG 

Lại phải bàn, bánh cuốn của người Việt có dăm bảy loại, mỗi miền có một đặc trưng giống nhau. Ví như miền Nam thì bánh cuốn nhân thịt băm và mộc nhĩ, ăn kèm với chả lụa và giá trụng. Miền Bắc thì nổi danh có món bánh cuốn cà cuống, ăn kèm với phần nước chấm tinh dầu và cả con cà cuống nướng giòn rụm. Miền Trung thì bánh cuốn được xếp chồng ăn kèm chả và rau. 

 
 

Quán bánh cuốn này mở cửa từ 6h sáng đến 3h chiều 

Còn riêng ở Sài Gòn, nơi mà ẩm thực giao thoa trù phú, người Sài Gòn có cơ hội thử hết vị này đến vị khác. Và bánh cuốn Quảng Đông cũng chính là món ăn khiến họ gần như không thể quên từ phần vỏ bánh đến phần nhân bánh. 

"Bánh cuốn này ăn hoài không ngán nhờ phần nhân. Hôm nay chán nhân này thì mai đổi qua nhân khác, cứ như thế luân phiên, vỏ bánh lại không quá dày", một người khách nói khi chúng tôi hỏi về cảm nhận với món bánh cuốn này. 

Bánh cuốn trong ẩm thực Quảng Đông có rất nhiều cách ăn và cách chế biến, nhưng điểm chung là vỏ bánh mỏng, dai mềm vừa đủ, nhân tròn vị, nước sốt lại sánh mịn đậm đà. 

"Muốn ăn bánh cuốn ngon thì phải nóng! Gia vị luôn luôn được dùng vừa phải để tránh làm lấn át hương vị của các nguyên liệu chính. Các món ăn luôn ở đỉnh cao về độ tươi và chất lượng", ông chủ gốc Hoa quán bánh cuốn Dương Đình Nghệ khẳng định. 

Theo chủ quán, phần nhân có từ tôm, xá xíu, bò, heo, thập cẩm,... đều được sơ chế và nêm nếm từ trước, kỹ đến từng công đoạn. Tôm phải là loại tươi, tôm không bị bở phần đầu. Thịt bò chọn loại vẫn còn màu đỏ của máu, loại này thường tanh nhưng được cái tươi ngọt, chế biến phải cho nó mất mùi tanh nhưng vẫn giữ nguyên vị của thịt bò, điều mà nhiều nơi không phân biệt được đâu là vị bò, đâu là vị tanh. Đó là chưa kể xá xíu phải tẩm ướp sao cho thớ thịt đều, không khô, khách ăn với vỏ bánh không bị ngán.  

Người Sài Gòn thích thú xếp hàng từ 6 giờ sáng ăn bánh cuốn Quảng Đông, chủ quán nói bí quyết làm hơn chục loại nhân khách ăn không ngán  - Ảnh 6.

Một phần bánh cuốn thập cẩm

Người Sài Gòn thích thú xếp hàng từ 6 giờ sáng ăn bánh cuốn Quảng Đông, chủ quán nói bí quyết làm hơn chục loại nhân khách ăn không ngán  - Ảnh 7.

Chủ quán công khai bảng giá bên ngoài

Bên cạnh các loai thịt phổ biến như thịt lợn, thịt bò và thịt gà thì bánh cuốn Quảng Đông có thể kết hợp với lưỡi vịt, nội tạng vịt, gà, lợn,...

Điều khiến bánh cuốn Quảng Đông trở thành món điểm tâm ăn khách đặc biệt ở Sài Gòn có lẽ là nhờ vào quan niệm ăn uống của người Hoa mà cụ thể là ở Quảng Đông.

"Người Hoa thường ăn thanh đạm, tươi non chứ không ưa những món ăn có vị đậm đà, được chế biến quá kỹ lưỡng. Nhân cũng được chế biến nhàn nhạt chứ không quá đậm vị. Món ăn được hình thành từ 4 yếu tố trong đó có hương, sắc, vị và hình. Tươi non nhưng không sống, không tanh, dầu nhưng không gây  ngấy, thanh mà không nhạt", quan điểm chủ quán cho biết. 

Có lẽ chính vì điều này mà món bánh cuốn Quảng Đông trở nên ăn khách và thích hợp làm món điểm tâm ăn vội của người Sài Gòn vào mỗi buổi sáng. Ấn tượng hơn nữa là dù hương vị có thanh đạm, nhẹ nhàng nhưng các món ăn lại không hề nhạt nhẽo.

 

 

https://afamily.vn/nguoi-sai-gon-thich-thu-xep-hang-tu-6-gio-sang-an-banh-cuon-quang-dong-chu-quan-noi-bi-quyet-lam-hon-chuc-loai-nhan-khach-an-khong-ngan-20220314115238073.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang