Từ vụ bé gái 1 tuổi tử vong vì ăn dặm quá mặn: Lời cảnh tỉnh cho cha mẹ Việt

(lamchame.vn) - Một bé gái 1 tuổi ở Nhật Bản vừa tử vong vì nhà trường cho ăn dặm quá mặn. Đây chính là lời cảnh tỉnh dành cho những bậc cha mẹ Việt có thói quen cho con ăn mặn

Bé gái Nhật Bản chết oan vì trường cho ăn dặm quá mặn

Ở Nhật Bản vừa xảy ra một vụ chết trẻ thương tâm do cho ăn dặm không đúng cách. Theo các báo cáo có liên quan tại thời điểm đó, cô bé 1 tuổi ở Nhật Bản đã tử vong. Người cha trở về nhà thì phát hiện con gái đang nôn sau khi đi học về.

Theo đó, bé gái được chuyển tới bệnh viện ngay tức tốc để kiểm tra tình hình sức khỏe. Các bác sĩ chẩn đoán cô bé đáng thương bị ngộ độc muối cấp tính và không thể cứu chữa được nữa. Nguyên nhân được xác định là do tại trường mẫu giáo nơi bé theo học đã cho ăn thức ăn nêm quá nhiều muối. Trong một báo cáo khác được biết, một số cô giáo nơi bé gái theo học không có chứng chỉ hành nghề nên thiếu kĩ năng trong việc chăm sóc trẻ.

Trẻ sẽ gặp nguy hiểm nếu ăn dặm quá mặn

Đây không phải đây là vụ việc đầu tiên mà hiện nay, khá nhiều mẹ bỉm sữa thường có thói quen nêm nếm món ăn theo khẩu vị của bản thân mà quên mất rằng như thế là quá mặn so với trẻ ăn dặm. Tại Việt Nam, rất nhiều bậc cha mẹ cho con ăn mặn theo khẩu vị bản thân mà không ý thức được tác hại khôn lường đối với sức khỏe trẻ.

Lời khuyên cho các bà mẹ Việt

Theo các chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ Việt không những ăn ngọt mà còn rất ăn mặn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc hấp thụ canxi kém gây nên chứng còi xương, thấp còi ở trẻ em Việt khi trưởng thành.

Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) cho thấy, trung bình người dân tại đây dùng tới 15,3gram muối/ngày, trong khi đó khuyến cáo của tổ chức y tế chỉ có dưới 5gram/ngày. Nếu tính trung bình, người Việt chúng ta đang ăn lượng muối gấp ba lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Ăn mặn tạo lên một môi trường toan và trong sữa có nhiều canxi là yếu tố gây kiềm. Khi cân bằng nội môi của cơ thể bị toan hóa hoặc sẽ đào thải ra nước tiểu nhiều natri hơn làm toan hóa nước tiểu. Điều đó lại làm thúc đẩy cơ thể lấy canxi (yếu tố gây kiềm) để trung hòa bớt độ toan trong nước tiểu giữ bình ổn cân bằng nội môi nhằm duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường. Nhưng điều đó lại nguy hiểm bởi tạo nên thế hệ người Việt thiếu canxi.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Huy Cường- Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ăn mặn cũng liên quan đến áp lực thẩm thấu ở trong lồng mạch, là nguyên nhân tăng huyết áp. Bởi vậy, những người cao huyết áp khuyến cáo ăn nhạt. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Ăn như thế nào là vừa?

Các chuyên gia cho hay lượng muối tiêu thụ tối đa trong một ngày chỉ nên dừng ở mức 6g, tương ứng với 1 thìa cà phê. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam đều khuyến cáo cha mẹ nên cho con ăn nhạt hơn. Với trẻ dưới 1 tuổi thì không được nêm thêm muối khi nấu ăn cho trẻ.

Liều lượng phù hợp để bổ sung muối cho trẻ dưới 1 tuổi là khoảng 1g

Với trẻ lớn tuổi, để khống chế lượng muối ăn vào, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm đóng gói như bim bim, khoai chiên. Mỗi khi mua thực phẩm đóng túi cho trẻ, bạn cũng nên chọn loại ghi "low sodium" hoặc chọn loại có hàm lượng Na thấp hơn 0,2g/100g.

Cụ thể như sau:

Liều lượng phù hợp để bổ sung muối cho trẻ dưới 1 tuổi là khoảng 1g. Tuy nhiên, liều lượng này đã có sẵn trong các thực phẩm như rau, cá... nên cha mẹ không cần bỏ thêm muối vào cháo.

Liều lượng muối cần bổ sung cho các bé lớn hơn:

- Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

- Trẻ 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

- Trẻ 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

- Trẻ 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Đặc biệt, trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ không được nêm bất cứ gia vị nào vào thức ăn của con nhé!

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang