Vô cùng bất ngờ với cách ăn dứa không cần gọt vỏ của cư dân mạng

(lamchame.vn) - Nếu như bạn đang khổ sở với việc gọt vỏ dứa thì hãy thử ngay cách ăn dứa mà không cần gọt vỏ thú vị sau nhé.

Dứa (thơm) là một trong những loại trái cây khó gọt vỏ nhất bởi chúng có nhiều mắt cứng, bạn phải khứa các rãnh nhỏ, xoắn theo các mắt để loại bỏ chúng thì mới ăn được. Cũng có nhiều mẹo gọt dứa nhanh gọn nhưng hầu hết đều phải gọt lớp vỏ đi. Thật bất ngờ khi một cư dân mạng đã chia sẻ về một cách ăn dứa vô cùng thú vị: cách ăn dứa mà không cần gọt vỏ làm người xem tròn mắt.

Hiểu một cách đơn giản, thay vì dùng dao gọt thì chúng ta sẽ... xé dứa bằng tay. Theo từng mắt dứa, bạn có thể tách thành các miếng nhỏ. Cách này khá nhanh gọn, tiện lợi, lại có phần lạ lẫm và thú vị với một số người. Tuy nhiên, phương pháp ăn dứa kiểu này chỉ thích hợp với những quả dứa đã thật sự chín, mềm, dễ tách.

Theo bí kíp do một cư dân mạng chia sẻ, để tách dứa theo cách này, chúng ta cần bẻ phần đầu của quả dứa rồi cứ thế tách theo từng mắt dứa là được. Với cách ăn này, mọi người sẽ không cần gọt vỏ dứa, đôi khi còn bị vỏ đâm vào tay rất khó chịu.

 

 

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện thì mọi việc lại không hề dễ dàng, vì các mắt dứa dính cứng, liên kết với nhau gây khó khăn trong việc tách ra thành từng mắt nhỏ mà không cần dụng cụ hỗ trợ.
 

 

Vì thế, nếu muốn tách chúng ra thì bạn phải khứa một đường xung quanh từng mắt, sau đó mới có thể dễ dàng dùng tay tách thành các múi riêng biệt.
 

 

Điều chú ý là nên chọn những quả dứa chín, hơi mềm một chút thì mới có thể dễ dàng tách thành từng múi. Nếu dứa còn xanh và quá cứng, việc tách múi cũng trở nên khó khăn hơn.
 

 

Cách ăn dứa mà không cần gọt vỏ là một ý tưởng hay, tuy nhiên nếu ai chưa quen với cách ăn kiểu mới này thì có thể sử dụng cách làm truyền thống là gọt vỏ.

Những điều cần lưu ý khi ăn dứa

Bởi hàm lượng axit trong dứa cao, người ta khuyến cáo không nên ăn dứa quá nhiều, đặc biệt ở người bị đau dạ dày. Những lưu ý khi ăn dứa sau đây bạn cần quan tâm:
– Dứa có thể làm tăng lượng đường trong máu bởi lượng carbohydrate cao, không an toàn cho người bị tiểu đường.
– Có thể gây hại cho răng nếu ăn quá nhiều bởi tính axit cao của dứa có thể tác động đến men răng, gây sâu răng nhanh chóng. Do vậy ở những người có chân răng yếu thường than phiền ăn dứa xong sẽ cảm thấy đau răng, ê răng giống như khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.
– Dứa gây dị ứng ở một số người, với những biểu hiện sưng môi, má, lưỡi, thậm chí phát ban, nổi mề đay, khó thở. Men phân giải protein sẽ tăng khả năng thẩm thấu niêm mạch dạ dày đến đến sản sinh ra protein dị tính, thấm vào dịch máu gây ra các triệu chứng dị ứng.
– Khi sử dụng một số loại thuốc cần hạn chế ăn dứa. Do trong dứa, chất bromelain có thể gây ra tương tác với một số thành phần có trong thuốc đang sử dụng. Đặc biệt hạn chế ăn dứa khi đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, co giật, trầm cảm và điều trị mất ngủ.
– Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi liều lượng bromelanin có thể khiến kích thích co thắt tử cung, khiến thai phụ giai đoạn đầu có thể sảy thai.
- Không nên ăn dứa xanh để ăn sống hoặc ép nước uống vì rất nguy hiểm. Ăn dứa xanh rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa...
- Không ăn dứa vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
- Không ăn quá nhiều vì sẽ đánh mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn dến dễ bị rát nướu, lưỡi. Ngoài ra với những ai hay bị dị ứng da, ăn nhiều dứa làm các triệu chứng nặng thêm.

Link bài gốc: https://www.lamchame.com/forum/threads/vo-cung-bat-ngo-voi-cach-an-dua-khong-can-got-vo-cua-cu-dan-mang.2483142/
 

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang