Vụ thủng 500 lỗ giác mạc vì dùng điện thoại: Cách dùng smartphone an toàn và khôn ngoan

(lamchame.vn) - Để không bị thủng giác mạc do ánh sáng điện thoại gây ra như cô gái 25 tuổi ở Đài Loan, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau.

Một phụ nữ 25 tuổi ở Đài Loan đến khám bác sĩ trong tình trạng mắt mờ, tấy đỏ, đau đớn. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện giác mạc trái của cô bị nghẽn mạch máu, tổn thương thị lực vĩnh viễn. Trong khi đó, mắt phải cũng suy yếu đi nhiều với 500 lỗ thủng trên giác mạc.

Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ xác định được nguyên nhân mắt nữ bệnh nhân này tổn thương nghiêm trọng là do sử dụng điện thoại với độ sáng màn hình tối đa trong suốt 2 năm qua.

Sử dụng điện thoại đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe mỗi người

Theo đó, cô sử dụng ánh sáng tương đương 625 lumens - gấp đôi mức ánh sáng cho phép đối với mắt, mắt của Chen bị phá hủy tương tự như khi "nướng trong lò vi sóng". Do đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên điều chỉnh màn hình với ánh sáng vừa đủ (250 lumen), sử dụng chế độ ban đêm, không nên tắt đèn khi dùng điện thoại để tránh làm mắt bị tổn thương.

Đây là trường hợp điển hình cho việc sử dụng điện thoại không đúng cách gây nguy hiểm cho cơ thể. Với sự phát triển của công nghệ hiện tại, việc sử dụng điện thoại thông minh đối với mọi đối tượng là tất yếu. Đặc biệt, ngày càng nhiều người trẻ làm việc qua smarphone nên sử dụng sao cho an toàn và khôn ngoan là điều rất quan trọng.

Dưới đây là những bí quyết:

Chú ý đến SAR

SAR (Specific Absorption Rate) là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng của cơ thể người, trường hợp này chính là điện thoại di động.

Xếp hạng SAR của điện thoại di động mỗi người có thể tìm thấy trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tra trực tuyến theo từng hãng. Tại Mỹ, mức SAR không được vượt quá 1,6 watt/kg.

Nhắn tin nếu được, không nên nghe điện thoại quá nhiều

Sử dụng loa và tai nghe an toàn

Theo các chuyên gia, việc để điện thoại càng xa đầu càng bớt có hại cho người sử dụng. Nếu để điện thoại cách đầu 5 cm, bức xạ điện thoại chỉ còn ¼ ban đầu. Ở khoảng cách 10 cm nó chỉ còn bằng 1/6. Muốn tốt hơn nữa, hãy sử dụng tai nghe blutooth (tai nghe có dây hoạt động như một ăng-ten, sẽ có hại hơn).

Nhắn tin khi có thể

Nhắn tin giúp giới hạn thời lượng phơi sáng và giữ điện thoại cách xa đầu, cơ thể bạn. Giữ điện thoại cách xa cơ thể nhưng nhớ đừng để trên đùi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh thói quen cất điện thoại trong túi quần làm tổn thương tinh trùng nam giới.

Cân nhắc xem có nên dùng ốp lưng không

Ốp lưng điện thoại thông minh có thể chặng ăng-ten của điện thoại, khiến thiết bị làm việc nhiều hơn để truyền tín hiệu, khiến người dùng tiếp xúc với bức xạ nhiều hơn. Thí nghiệm nghiệm này cũng được xác nhận bởi các nhà sản xuất điện thoại.

Chuyển sang chế độ máy bay hoặc ngắt mạng khi không sử dụng

Chế độ máy bay tắt bộ phát không dây giúp chúng ta giảm tiếp xúc với các trường bức xạ. Do đó, hãy tạo thói quen chuyển sang chế độ máy bay hoặc tắt hoàn toàn điện thoại khi không sử dụng.

Không nên để điện thoại đang sạc gần cơ thể khi ngủ

Tránh sử dụng nơi tín hiệu yếu

Khi điện thoại bạn làm việc hết công suất để tìm tín hiệu, nó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn. Một số điện thoại cũng có thể làm tăng lượng bức xạ lên gấp 1.000 lần khi tín hiệu yếu. Do đó, nên tránh sử dụng điện thoại trong tầng hầm, thang máy hoặc khu vực tường kín.

Tránh sử dụng trong xe đang di chuyển

Trong một phương tiện đang di chuyển, ăng ten điện thoại di động liên tục quét để tìm ra tín hiệu, do đó làm tăng lượng bức xạ. Do đó, để giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe, đừng lướt mạng hay “tám” chuyện điện thoại khi đi xe hơi, tàu lửa.

Quay số rồi để ra xa

Khi cố gắng kết nối với thuê bao khác, điện thoại của bạn sẽ làm việc rất nhiều. Do đó, tốt nhất hãy bấm số, mở loa ngoài rồi để điện thoại ra xa một cánh tay cho đến khi nghe được giọng nói người nhận mới áp vào tai. Tương tự, khi nhận điện thoại, hãy giữ điện thoại cách xa cho đến khi việc kết nối hoàn tất.

Áp bàn phím về phía cơ thể

Nếu bất đắc dĩ phải mang theo điện thoại sát bên người, hãy áp bàn phím về phía cơ thể và lưng điện thoại cách xa cơ thể nhằm hướng từ trường ra khỏi người. Ngay cả các nhà sản xuất điện thoại di động cũng đề nghị người dùng nên giữ điện thoại cách cơ thể từ 3 cm.

Đừng đặt điện thoại ở gần khi ngủ

Trường điện từ đã được chứng minh có thể làm gián đoạn việc sản xuất maletonin khiến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể con người bị gián đoán. Do đó, ban đêm nên tránh đặt điện thoại ở giường và nên sạc ở một phòng khác.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang