1. Không giữ được bình tĩnh
Các ông bố thường khá nóng tính và khó lòng có thể kiềm chế được bản thân khi nhìn thấy những hành động, lời nói của con không vừa ý.
Và khi dạy bảo hay đánh mắng con trong lúc tức giận hoặc lúc con đang khó chịu thì tâm lý của cả hai cũng không thể bình tĩnh, tiếp thu những cái người khác đang nói được. Nỗi đau thể xác có thể khiến các con của bạn nghe lời và sợ ngay lúc đó. Nếu lặp đi lặp lại hành động đó sẽ khiến chúng trai lỳ và quan trọng hơn cả là khoảng cách giữa cha con ngày càng xa cách, khó lòng cứu vãn được.
2. Mâu thuẫn trong cách giáo dục
Trẻ nhìn nhận và học tập vấn đề từ cha mẹ rất nhanh. Đặc biệt là những người có tiếng nói quyền lực như các ông bố ở nhà. Vì thế chúng ta cần phải nhất quán trong cách giáo dục con. Trong cùng một tình huống nhưng chúng ta lại dạy con và có những biểu hiện khác nhau khi thì quát mắng, khi thì ủng hộ. Các em sẽ cảm thấy khó hiểu không biết nên nói dối là đúng hay sai mà lúc cha khen, lúc lại bị mắng, …
Như vậy cần phải đặt ra những quy tắc ứng xử chung cho cả hai cha con để có cách giáo dục, dạy dỗ hợp lý.
3. Chống lại mẹ
Nhiều khi các ông chồng của chúng ta phạm lỗi gì đó và bắt đầu mua chuộc con, nhờ chúng nói dối với mẹ để vợ không phát hiện ra lỗi lầm của mình. Cách bạn dạy con nói dối và cho con tiền để không nói với mẹ là một trong những cách giáo dục sai lầm của các ông chồng. Trẻ sẽ học được rất nhiều tật hư từ đó như nói dối, chống đối lại mẹ, vòi vĩnh có tiến để giữ bí mật, …
4. Chụp mũ và thuyết giảng cho con
Thực ra vấn đề thuyết giảng cho con không phải chỉ có ở các ông bố mà còn ở cả những bà mẹ của chúng ta. Chúng ta hay mắc bệnh giảng giải về lỗi lầm, suốt ngày nhìn vào các sai lầm của con để nói nhưng các con sẽ không nghe được gì nhiều. Hoặc nhiều ông bố thiếu tâm lý lúc nào cũng chụp mũ lên đầu con là “con suốt ngày nghịch ngợm, con nhút nhát, …”
Theo sohuutritue.net.vn