Cảnh báo: Dịch sởi lan rộng tại Châu Âu và Mỹ - hệ quả của trào lưu anty vắc xin

(lamchame.vn) - Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố có tối 41 ngìn bệnh nhân bị sởi ở Châu Âu vào nữa đầu 2018, trong khi đó năm 2016 chỉ có 5.273 trường hợp nhiễm sởi tại Châu Âu.

Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy việc bùng phát dịch bệnh 700% chỉ trong 2 năm. Năm 2018 cũng là đợt dịch đỉnh điểm của bệnh sởi trong vòng 8 năm trở lại đây. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là hệ quả của phong trào “anti vắc-xin diễn ra tại nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ những năm gần đây.

Vì sao phải tiêm phòng chống sởi

Sởi là bệnh rất dễ lây, gây ra bởi virut. Trước những năm 1980 căn bệnh này gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, dù có vắc-xin an toàn nhưng sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới.

 

Nhưng việc tiêm chủng phòng sởi trên toàn thế làm giảm tỷ lệ tử vong do sởi. Do được tiêm phòng vắc-xin, tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm 78% trên toàn cầu, từ 562.000 xuống còn 122.000 trường hợp (vào năm 2012), năm 2016 giảm còn 89.780 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên phong trào “chống vắc-xin” ở những người chưa nhận thức được tác hại của việc không tiêm chủng khiến dịch bệnh chết người này một lần nữa có cơ hội bùng phát trở lại.

Phong trào “anti vắc-xin” khiến dịch bùng phát

Những năm gần đây, phong trào “anti vắc-xin” đã diễn ra ở rất nhiều quốc gia bắt nguồn từ nghiên cứu không trung thực của cựu BS. Andrew Wakefield (người Anh) năm 1998, giả thiết cho rằng trẻ em tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, Rubella) dẫn đến tỷ lệ tự kỷ cao. Nghiên cứu này được các nhà khoa học chứng minh hoàn toàn phi lý.

phong trào “anti vắc-xin” đã diễn ra ở rất nhiều quốc gia

Kết quả của nghiên cứu bị hủy bỏ, Wakefied bị tước giấy phép hành nghề ở vương quốc Anh. Nhưng nhiều tổ chức đã lợi dụng điều này để tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông internet. Ước tính hiện có hơn 400 trang web chống vắc-xin tại các quốc gia châu Âu và Mỹ.

Việc không tiêm chủng đầy đủ khiến chúng ta rơi vào tình huống như trước những năm 1963 khi vắc-xin MMR chưa ra đời. Do đó, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo rằng: “Mọi người không nhìn thấy sởi nữa không có nghĩa bệnh sởi không còn tồn tại và biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa dịch bệnh này bùng phát trở lại là tiêm chủng vắc-xin phòng sởi, tránh cho con mình rơi vào nguy cơ mắc bệnh viêm não, viêm màng não do sởi biến chứng”.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU