Con bị chảy máu cam, hãy nghĩ ngay đến căn bệnh nguy hiểm này

(lamchame.vn) - Nhắc đến chảy máu cam nhiều người sẽ nghĩ đến căn bệnh ung thư trong những phim Hàn Quốc. Thực chất, chảy máu cam là 1 phản xạ thường thấy của cơ thể. Nhưng nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị chảy máu cam thì các bậc phụ huynh chớ nên chủ quan.

Theo các bác sĩ Nhi khoa thì trẻ từ 2 đến 10 tuổi sẽ thường bị chảy máu cam. Đây là hiện tượng khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Trẻ thường bị chảy máu cam vào sáng sớm. Nguyên nhân được cho là do thời tiết, khi độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ làm cho không khí quá khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm.

Về lý thuyết là như vậy tuy nhiên cha mẹ không nên quá chủ quan. Bởi chảy máu cam sinh lý khác hoàn toàn với chảy máu cam bệnh lý. Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam theo những giờ giấc không cố định thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến việc có dị vật ở mũi, viêm mũi, do yếu tố bẩm sinh. Những điều này sẽ có câu trả lời chính xác khi cha mẹ đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bệnh viện uy tín. Không nên để lâu dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Còn khi trẻ bị chảy máu cam thì bố mẹ không nên hoảng sợ dẫn đến mất tinh thần, điều này sẽ làm con cũng hoảng theo và có những phản ứng tiêu cực như liên tục la hét, không hợp tác với bố mẹ. Vì vậy bố mẹ hãy coi như đây là chuyện bình thường nhanh chóng đánh lạc hướng để bé phân tâm. Sau đó bố mẹ thực hiện các bước sơ cứu sau.

Con bị chảy máu cam bố mẹ hãy bình tĩnh tiến hành sơ cứu tại nhà

Hãy để trẻ ngồi thẳng lưng, đầu ngả về trước. Không nên ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng trẻ sẽ khó chịu và có thể gây nôn. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

Tuyệt đối không ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng trẻ sẽ khó chịu và có phản ứng nôn. Bố mẹ dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Hãy làm mọi động tác nhẹ nhàng tránh gây áp lực khiến cho bé sợ hãi. Hãy bình tĩnh sơ cứu sau đó đưa bé tới thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để có thể tìm được câu trả lời đúng nhất từ đó có hướng điều trị phù hợp tránh tình trạng bệnh quá nặng mới đến gặp bác sĩ lúc đó việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU