Không biết mẹo chọn đồ nhựa này, con bạn dễ bị dậy thì sớm

(lamchame.vn) - Bí quyết để chọn đồ nhựa không hại sức khỏe rất đơn giản: Hãy lật một hộp nhựa hoặc chai lộn ngược, bạn sẽ thấy một biểu tượng có giá trị bằng số.

Những sản phẩm có giá trị 1, 3, 6 và 7 không an toàn để lưu trữ thực phẩm và đồ uống. Chúng chứa BPA là chất gây rối loạn nội tiết.

Hẳn các bậc cha mẹ không ít lần đã từng trừng mắt, la mắng, thậm chí kéo tai con chỉ vì chúng lẻn vào bếp đập vỡ ly, chén nhựa. Trong những trường hợp này, ly cốc nhựa là lựa chọn cứ cánh của nhiều gia đình, vì chúng không vỡ, rẻ tiền, để đâu cũng được. Từ lúc mới sinh, mọc răng, ăn dặm, đi học, chuyện bình sữa nhựa đến hộp thức ăn, bình nước nhựa là những vật dụng được mọi người lựa chọn. Khi sử dụng những đồ này, đứa con mới biết đi của bạn có thể mạnh tay ném nó mà vẫn không bị thương. Tuy nhiên, đồ nhựa có thực sự an toàn cho con như cha mẹ nghĩ?

 

Nhựa có an toàn cho bé?

Chai, hộp thủy tinh gần như lỗi thời trong thời đại vật liệu bằng nhựa gây “bão” toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vừa dùng vừa sợ, tự hỏi liệu chai, hộp nhựa có an toàn cho bé, đặc biệt gần đây dư luận hay nhắc đến BPA.

Bisphenol A (BPA) và pthalates là hai chất độc hại được sử dụng để làm cứng nhựa, ngăn ngừa vi khuẩn và rỉ sét. Mặc dù BPA đã bị cấm, một số nghiên cứu vẫn cho thấy rằng ngay cả các loại nhựa được đánh dấu không chứa BPA cũng không thực sự an toàn cho trẻ nhỏ. Sở dĩ, các chất này nguy hiểm vì có nguy cơ gây rối loạn nội tiết cũng như gây ung thư.

BPA ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?

BPA đã được thử nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy nó tác động tiêu cực đến hệ thống sinh sản và hệ thống miễn dịch của não. Một số bệnh ung thư, béo phì, tiểu đường và bắt đầu dậy thì sớm cũng được coi là từ tảnh hưởng của BPA.

Nhựa có an toàn không?

Bí quyết để chọn nhựa không hại sức khỏe rất đơn giản: Hãy lật một hộp nhựa hoặc chai lộn ngược, bạn sẽ thấy một biểu tượng có giá trị bằng số. Những sản phẩm có giá trị 1, 3, 6 và 7 không an toàn để lưu trữ thực phẩm và đồ uống. Chúng chứa BPA là chất gây rối loạn nội tiết.

Cách nhận biết nhựa hại sức khỏe: Chai làm bằng polypropylen hoặc polyetylen không hại sức khỏe (số 2, 4 và 5), thường trắng đục hoặc màu nhẹ chứ không trong suốt.

 

Đừng làm nóng đồ nhựa: Ngay cả khi hộp nhựa đựng được dán nhãn an toàn ở lò vi sóng, thì thực tế là nó vẫn sẽ bị rò rỉ hóa chất. Ngoài ra, không cho thức ăn nóng vào hộp nhựa để trữ tủ lạnh.

Bỏ sản phẩm nhựa bị trầy, mòn: Khi bị bào mòn, tiếp xúc nhiệt độ nóng, lạnh, các hóa chất trong nhựa bị phá vỡ, hòa vào thức ăn. Do đó, đừng tiếc tay vứt bỏ những hộp, ly bị trầy xước, mòn, hỏng.

Tránh lưu trữ đồ ăn này trong hộp nhựa: Tránh lưu trữ thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc axit như nước sốt cà chua trong hộp nhựa. Các chất như vậy tương tác với các hóa chất phát ra từ nhựa. Ngoài ra, cần làm nguội thực phẩm trước khi lưu trữ trong hộp nhựa.

Chú ý khi rửa: Không đặt bát đĩa nhựa, hộp đựng trong máy rửa chén và không rửa chúng bằng chất tẩy rửa mạnh. Chất tẩy rửa có tính bào mòn có thể làm hỏng nhựa của bạn, vì thế nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm.  

Màng bọc nhựa: Không sử dụng màng bọc nhựa để lưu trữ thực phẩm quá lâu và hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng. Ngoài ra, các thực phẩm béo như thịt và phô mai có nhiều khả năng hấp thụ các hóa chất này. Tốt nhất, nên sử dụng giấy sáp, khăn giấy hoặc đĩa gốm để đậy thực phẩm hâm nóng trong lò vi sóng

Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Nhiệt sẽ khiến BPA sẽ ngấm vào bên trong thực phẩm bên trong. Việc tiếp xúc với tia cực tím cũng khiến nhựa bị mòn.

 

Các lựa chọn thay thế?

Thép: Một số chai đựng nước, thùng chứa và ly thép được bán nhiều trên thị trường. Thép khá bền và an toàn để lưu trữ thực phẩm.

Thủy tinh: Bình thủy tinh và chai cũng có thể được xem xét là lựa chọn thay thế cho đồ nhựa. Chúng rất dễ dàng để làm sạch và hiện thị trường có một số lớp bọc vật dụng thủy tinh.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU