Để giữ ấm trong mùa đông, và có thể mặc những bộ quần áo yêu thích nhiều người chọn cách sử dụng miếng dán giữ nhiệt đơn giản và tiện dụng. Hiện có 2 loại là dán và bỏ túi.
Miếng dán giữ nhiệt khiến nhiều người ngỡ ngàng vì thành phần chính là bột sắt, muối, than hoạt tính, nước… Cơ chế hoạt động của miếng dãn giữ nhiệt là phản ứng oxy hóa kim loại để sinh nhiệt, sưởi ấm. Tùy vào khối lượng của nguyên liệu thì phản ứng oxy hóa sẽ tạo ra nhiệt ở các mức độ khác nhau giúp làm ấm cơ thể
Thành phần của miếng dán giữ nhiệt chủ yếu là bột sắt, muối, than hoạt tính, nước… |
Miếng dán nhiệt có thể dùng để dán lên quần áo hoặc dán trực tiếp lên bề mặt da nếu muốn làm ấm cơ thể lập tức.
Miếng dán giữ nhiệt thường có nhiệt độ tối thiểu là 53 độ C trong khi đó nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 độ C và chỉ chịu được nhiệt độ tiếp xúc với da tối đa là 40 độ. Nếu thời gian để miếng dán càng lâu, nguy cơ bị bỏng và mức độ bỏng càng cao.
Do đó, để tránh bị bỏng, chúng ta không nên dán trực tiếp miếng giữ nhiệt lên bề mặt da trần, không nên để miếng dán nhiệt cố định ở một vị trí trong thời gian dài, không nên dán miếng dán nhiệt khi ngủ buổi đêm, ... .
Các vật liệu cấu thành nên miếng dán giữ nhiệt cũng có thể gây kích ứng da đặc biệt đối với những người có làn da mỏng, da nhạy cảm, da dễ bị dị ứng. Do đó, trước khi sử dụng một miếng dán giữ nhiệt nào đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm để không gặp phải các vấn đề về da khi sử dụng.
Theo sohuutritue.net.vn