Cụ thể Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra con số về tỷ lệ rủi ro được đánh giá trong khoảng 1/30.000 tới 1/3.817 ca. Đã có 457 trường hợp mắc u lympho suy thoái tế bào lớn, họ đều là những người phụ nữ phẫu thuật nâng ngực từ năm 2010 đến năm 2018.
Thực tế, các thủ thuật nâng ngực dù hiện đại đến mức nào cũng có chung 1 điểm đó là việc cấy các miếng silicon bên dưới bầu ngực hoặc tận sâu trong cơ. Điều này khiến cho cơ thể hình thành một lớp mô sẹo bao bọc lấy miếng silicon ngoại lai. Và các bác sĩ đã tìm thấy 1 điểm chung đó là hầu hết các trường hợp ung thư được tìm thấy ở gần vị trí bọc mô sẹo này.
Việc nâng ngực có thể khiến chị em đối diện với những nguy cơ ung thư hiếm gặp |
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng không phải tất cả các cấy ghép đều có tỷ lệ rủi ro như nhau. Nhưng một số dạng miếng cấy ghép cho tỷ lệ mắc ung thư cao hơn so với miếng silicon. Dù sao thì việc đưa những miếng saline và silicone vào cơ thể cũng là 1 điều hết sức nguy hiểm, nó là tiền đề của nhiều căn bệnh hiếm gặp, hàng đầu là ung thư. Và khi phát bệnh thì những bệnh nhân này nhanh chóng bị tử vong sau đó.
Dù sao thì đây vẫn chỉ là những cảnh báo, các nhà khoa học sẽ cần thêm thời gian cũng như bằng chứng để thuyết phục công chúng hơn. Dù vậy FDA vẫn tiếp tục kêu gọi những người phụ nữ từng nâng ngực cảnh giác với các dấu hiệu sưng, vón cục hoặc đau xung quanh vị trí cấy ghép. Nếu đã từng dao kéo vùng ngực hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu bệnh từ đó can thiệp kịp thời trước khi quá muộn.
Theo sohuutritue.net.vn