"Nghiện" ôm con khi ngủ, coi chừng hại con

(lamchame)- Ôm ấp con vừa thể hiện tình yêu của bố mẹ vừa có lợi cho sự phát triển thể chất, tinh thần của con. Tuy nhiên, ôm con khi ngủ là một chuyện khác. Mẹ cần nắm rõ những lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khoẻ của con.

Có nên ôm trẻ sơ sinh khi ngủ?

Nhiều người có thói quen “nghiện” ôm con mỗi khi ngủ. Tuy nhiên, cách “truyền hơi ấm” này lại có nhiều rủi ro tiềm ẩn khiến cha mẹ phải cân nhắc.

Ảnh minh họa

- Tạo thói quen xấu: Việc mẹ ôm bé nhiều khi ngủ dẫn đến tình trạng con bị “bén” hơi mẹ. Chắc nhiều mẹ cũng biết đến trường hợp con không chịu rời khỏi mẹ nửa bước, cứ bám riết đòi bế và không thể gửi cho một ai khác. Điều này xảy ra khiến mẹ rất mệt mỏi vì không làm được gì ngoài việc chăm con.

- Không có tính cách độc lập: Những đứa trẻ nếu được cha mẹ bao bọc quá nhiều, nhất là trong giai đoạn những năm tháng đầu đời sẽ hình thành tính cách thích dựa dẫm, không có sự quyết đoán và mạnh mẽ cần thiết. Có nên ôm trẻ sơ sinh khi ngủ hay không phụ thuộc vào rất nhiều cách mẹ đánh giá và phương pháp dạy con của mẹ.

- Hậu quả khó lường về sức khỏe như tư thế bế con không đúng sẽ dẫn đến sai lệch cấu trúc xương, dị tật xương,…Nhiều trường hợp mẹ ôm con ngủ còn khiến bé khó thở, ngạt thở. Trong một không gian nhất định, mẹ nằm ôm con lâu dẫn đến việc lượng oxy dành cho bé không được nhiều, trong khi đó khí carbonic thải ra từ hô hấp của người mẹ ảnh hưởng xấu đến việc hít thở của con. Các chuyên gia đưa ra lời cảnh báo, trẻ em không nên chung giường với cha mẹ vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy hô hấp, thậm chí hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Khi nào cần ôm ấp trẻ sơ sinh vào lòng để nuôi dưỡng cảm xúc và tinh thần?

Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, những em bé càng được mẹ dành thời gian quan tâm, cưng nựng, ôm ấp và chăm sóc sẽ càng khỏe mạnh và có được tinh thần cũng như trí não trẻ phát triển tốt hơn. Vậy mẹ nên ôm ấp trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất cho trẻ?

1, Khi bé mới thức giấc

Có rất nhiều trẻ sơ sinh thường hay ọ ẹ, khóc quấy khi vừa ngủ dậy. Lý do là vì sau khi trải qua một giấc ngủ dài, em bé mở mắt ra và cảm thấy khung cảnh hoàn toàn xa lạ, khác mới cảm giác nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày nên sẽ rất dễ bị bất ngờ, sợ hãi.

Để giúp con ổn định được tinh thần, mẹ hãy bế con lên và dỗ dành bé một cách nhẹ nhàng để con cảm thấy thoải mái cũng như không còn lo lắng, hay khóc quấy nữa.

2, Khi bé khóc

Khi thấy con khóc, nếu bạn vội vàng bế bé lên ngay để dỗ dành, có rất nhiều người sẽ nói rằng : “Không sợ như thế sẽ chiều hư con à?”. Tuy nhiên, chị em đừng nên lo lắng mà hãy vẫn cứ ôm ấp và dỗ cho bé nín khóc ngay nhé!

Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa thể nói rõ cho người khác biết là mình đang muốn gì nên khóc chính là cách duy nhất để mẹ chú ý và đáp ứng cho bé một nhu cầu gì đó.

Việc để mặc con khóc đến khản cổ sẽ càng làm gia tăng các hormone stress trong đầu trẻ nhỏ và hình thành nên những hệ lụy không tốt chút nào cho trí não của trẻ.

3, Khi con gặp người lạ

Khi con gặp người lạ, tinh thần của bé sẽ rất dễ bị sợ hãi, e dè, đó là tâm lý bình thường của hầu hết mọi đứa trẻ. Nếu con biểu lộ sự hoang mang, sợ hãi khi tiếp xúc với người khác, mẹ hãy lập tức bế con vào lòng và trấn an tinh thần của bé ngay.

Việc được mẹ ôm ấp sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, an toàn, xua tan cảm giác lo sợ. Nếu không được đáp ứng nhu cầu được ôm ấp trấn an, bé lớn lên dễ hình thành nên tính cách nhút nhát, hay e sợ và nghi ngờ người khác.

4, Khi con vừa mới sinh

Sau khi bé vừa chào đời, nếu được da tiếp da, được mẹ ôm ấp chăm sóc, bé sẽ được kích thích cải thiện các dây thần kinh não bộ. Trẻ sẽ có chỉ số IQ cao hơn và tâm lý cũng vững vàng, không dễ bị kích động so với những đứa trẻ khác không được da tiếp da.

Bên cạnh đó, trẻ được da tiếp da còn có hệ tuần hoàn và hô hấp ổn định, hoạt động tốt hơn cho đến tận khi trưởng thành.

Làm thế nào để chăm sóc giấc ngủ cho con được tốt nhất?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cả về thể chất tinh thần của trẻ. Vì thế, chăm sóc giấc ngủ là rất quan trọng để bé lớn nhanh và khỏe mạnh. Sau đây là gợi ý mẹ những việc quan trọng cần làm để giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu giấc:

- Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn no để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.

-Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ.

-Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.

-Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.

-Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.

-Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.

- Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.

- Khi trẻ khóc và thức dậy lúc nửa đêm hãy để một khoảng thời gian nhất định để tự bé chìm vào giấc ngủ, sau đó nếu con khóc nhiều không nín mới tiến tới an ủi con. Cũng như vấn đề có nên ôm trẻ sơ sinh khi ngủ, mẹ cũng cần cho bé thói quen tốt ngay cả khi còn bé.

- Giúp con có được đủ chất dinh dưỡng cần thiết, với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng được đón nhận chủ yếu là qua sữa mẹ vì thế mẹ ăn uống đủ chất, không nên kiêng khem quá nhiều để giúp con khỏe mạnh hơn.

Link bài gốc:https://www.lamchame.com/forum/threads/nghien-om-con-khi-ngu-coi-chung-hai-con.2483609/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU