Những vấn đề cần lưu ý khi khám phụ khoa trong thai kỳ

Mang thai là cả một hành trình dài, vô cùng gian nan, vất vả. Mẹ cần phải lưu ý rất nhiều thứ, từ những việc ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại cho tới những buổi thăm khám. Việc có nên khám phụ khoa trong thời kỳ mang thai hay không cũng làm nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng. Vậy mang thai có nên khám phụ khoa hay không? Việc thăm khám liệu có ảnh hưởng gì đến em bé? Cùng tìm hiểu nhé!

Mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh phụ khoa trong thai kỳ

Sự thay đổi hormone gây ra nhiều biến đổi khác trong cơ thể để phù hợp với sự phát triển của thai nhi nên vô tình khiến cho các loại vi khuẩn bệnh phụ khoa dễ phát triển và gây ra các bệnh ở vùng kín như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…

Những bệnh phụ khoa này thường khiến mẹ bầu cảm thấy hết sức khó chịu, đau, ngứa, rát vùng kín và thậm chí nghiêm trọng hơn là nếu không được điều trị kịp thời.



Mang thai có nên khám phụ khoa hay không?

Có nhiều ý kiến cho rằng những ảnh hưởng của thuốc thang hay các hoạt động chụp, chiếu,... đều không tốt cho thai nhi. Nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng, liệu mang thai có nên đi khám phụ khoa hay không?

Câu trả lời chắc chắn là có!

Một khi mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa thì có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, nguy cơ sinh non cao, trẻ sinh ra yếu ớt, có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc bị chậm phát triển về trí não do vi khuẩn lây nhiễm từ mẹ bầu qua thai nhi.



Khám phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé?

Trên thực tế thì việc khám phụ khoa cho mẹ bầu rất an toàn, không hề chạm vào thai nhi như mẹ tưởng tượng. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh phụ khoa cần phải điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn dùng các loại thuốc được dùng cho thai phụ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám phụ khoa khi mang thai là việc làm cần thiết không chỉ để bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mà còn để đảm bảo sự phát triển bình thường cho con trẻ ngay khi còn ở trong bào thai.

Không cần phải quá lo lắng về việc mang thai có nên khám phụ khoa không nữa nhé! Mẹ bầu hãy chủ động tìm đến bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như đau rát, ngứa, chảy máu, ra nhiều khí hư, có mùi hôi… để được khám và điều trị ngay.



Bên cạnh việc thăm khám, mẹ bầu cũng nên tự phòng bệnh cho mình bằng một vài phương pháp đơn giản như: Giữ vệ sinh vùng kín đúng phương pháp, sử dụng quần lót làm bằng chất liệu cotton, giữ vùng kín luôn khô thoáng, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, quan hệ tình dục an toàn, nên luyện tập các môn thể thao nhẹ nhành cho bà bầu (đi bộ, yoga...), tránh sử dụng bia, rượu và các chất kích thích...

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU