Theo quan niệm của người Việt, ngày Rằm được tính theo âm lịch và nó vào ngày 15 âm lịch hàng tháng. Lễ ngày Rằm được gọi là lễ Vọng. Trong năm có 3 ngày Rằm được xem là lễ lớn gồm: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng chạp
Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm, là ngày lễ trước của Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Ngày Rằm tháng Chạp năm nay sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 20 tháng 1 năm 2019.
Việc cúng lễ Rằm tùy thuộc theo quan niệm của từng địa phương, gia đình, có thể cúng vào chiều tối ngày 14 và ngày 15 hoặc cả 2 ngày. Thông thường người dân vẫn cúng Rằm tháng Chạp vào chiều tối ngày 14 âm lịch và sáng ngày 15 âm lịch.
Cúng Rằm tháng Chạp cần phải lưu ý những gì?
Rằm tháng Chạp là một trong những ngày Rằm được các gia đình chú trọng. Vì vậy từ thủ tục, chuẩn bị đồ lễ dâng cúng cũng như cách khấn cúng đều được lưu ý.
Cúng chay hay cúng mặn?
Việc chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm cần phải chuẩn bị lễ dâng lên thần linh và gia tiên. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ là lễ chay hay lễ mặn.
Đối với lễ cúng mặn, mâm lễ bao gồm: Thịt luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Song trên mâm lễ cúng dâng lên các vị thần linh và tổ tiên gia đình không thể thiếu trầu cau, hương, nến , hoa tươi, quả (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch. Đối với lễ cúng chay, mâm lễ bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
Đối với lễ cúng mặn, mâm lễ bao gồm: Thịt luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Với quan niệm màu đỏ mang lại may mắn, nhiều gia đình thương đồ xôi hoặc mua xôi gấc để cúng vào ngày Rằm.
Việc lựa chọn gà cúng rất được coi trọng (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Không thể thiếu gà cúng?
Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ cúng gà vào ngày Rằm tháng Chạp. Trong niệm dân gian của người Việt, gà trống biểu tượng cho các đức tính Trí, Dũng, Nhân. Gà trống mỗi sáng thức dậy sớm để đánh thức vạn vật thức giấc và chào đón ông Mặt trời bình minh. Sự oanh hùng, vẻ đẹp của chú gà trống vào buổi sáng khiến cho vạn vật đều nể trọng. Vì vậy, vào các ngày lễ người Việt thường làm cỗ lễ với một chú gà trống.
Việc lựa chọn gà cúng rất được coi trọng. Nó biểu tượng cho một năm của gia đình như thế nào, đặc biệt vào ngày cuối năm, đầu năm thì việc lựa chọn gà cúng lại càng được chú trọng hơn nữa.
Ai là người cúng?
Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.
Theo quan niệm dân gian, những người dọn, trình bày mâm lễ phải là người sạch sẽ, có tâm thanh tịnh, trong sáng. Mâm cỗ dâng cúng phải thể hiện lòng thành của gia chủ. Lễ cúng dường thơm ngon, sạch sẽ dâng lên các vị thần linh và tổ tiên gia đình thì sẽ con cháu sẽ được phù hộ độ trì có nhiều điều may mắn, thông suốt trong mọi việc.
Theo sohuutritue.net.vn