Vụ mất con, cắt tử cung vì chủ quan cơn đau đẻ: Dấu hiệu chuyển dạ chị em cần biết

(lamchame.vn) - Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) đầu năm 2019 vừa tiếp nhận một ca bệnh đau lòng: Sản phụ mất con, cắt bỏ tử cung vì chủ quan về các dấu hiệu đau đẻ.

Theo đó, thai phụ đã đau bụng dữ dội từ chiều 31-12 nhưng đến sáng 1-1, gia đình mới khiêng chị vượt 15 km đèo núi để đến trạm y tế. Lúc này, thai phụ đã trong tình trạng ngất lịm do sốc mất máu. Ngay lập tức, trạm y tế xã đã chuyển thai phụ xuống bệnh viện huyện cách đó 12 km.

 

Theo các bác sĩ, do sốc mất máu quá nặng, chịu cơn đau bụng quá lâu nên thai nhi đã tử vong trên đường cấp cứu. Các bác sĩ phải mở ổ bụng để bắt thai lưu và cắt tử cung bán phần. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Khi nghe câu chuyện này, hẳn các chị em mang bầu rất lo sợ, đặc biệt những gia đình vùng sâu, vùng xa, cách bệnh viện trung tâm nhiều giờ đi xe cộ. Chưa kể, nhiều người do sinh con đầu nên chưa có kinh nghiệm về cơn đau đẻ, cũng bày bỏ sự lo lắng về các dấu hiệu chuyển dạ và sinh con.  

Dấu hiệu sắp sinh

+Người nôn nao

+Bong nút nhầy

+Co thắt bụng dưới

+Vỡ ối

+Cổ tử cung giãn nở

+Bụng xuống thấp

Quá trình thai nhi xuống thấp dần về phía xương chậu có thể xảy ra một vài tuần hoặc một vài giờ trước khi chuyển dạ. Vì tử cung nằm trên bàng quang nên có thể chị em sẽ cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn khi thai nhi xuống thấp.

Bong nút nhầy

Chất nhầy tích tụ tại cổ tử cung trong khi mang thai nên khi cổ tử cung bắt đầu mở rộng hơn, chất nhầy được thải ra, có thể trong suốt hoặc màu hồng hoặc hơi có máu. Quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu ngay sau khi bong nút nhầy hoặc một đến hai tuần sau đó.

Cơn co thắt

Trong cơn co thắt, bụng chị em trở nên cứng và giữa các cơn co thắt, tử cung giãn ra, bụng trở nên mềm mại hơn.

Các cơn co thắt chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở lưng và bụng dưới, cùng với áp lực xuống vùng xương chậu. Các cơn co thắt di chuyển theo chuyển động cơn sóng từ đỉnh tử cung xuống phía dưới xương cụt. Một số phụ nữ mô tả các cơn co thắt này giống như đau bụng kinh nhưng đau hơn gấp trăm lần.

Sự khác biệt giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả là gì?

Trước khi bắt đầu chuyển dạ "thật", bạn có thể bị đau đẻ “giả”, còn được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Những cơn co tử cung bất thường này là hoàn toàn bình thường và có thể bắt đầu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai của bạn, và phổ biến hơn trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ .

Cơn co thắt “giả” đau như thế nào?

Các cơn co thắt Braxton Hicks là kiểu co bóp rồi nghỉ đều đặn chứ không nhanh gần khoảng cách, không mạnh mẽ như chuyển dạ thật.

 

Làm thế nào để biết chị em thực sự chuyển dạ?

Để tìm hiểu xem các cơn co thắt bạn đang cảm thấy có phải là thật hay không, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây.

Khi nào chị em nên đến bệnh viện?

Khi chị em nghĩ rằng mình đang chuyển dạ thực sự, hãy bắt đầu tính thời gian cho các cơn co thắt. Để làm điều này, hãy viết ra thời gian các cơn co thắt bắt đầu và dừng lại hoặc nhờ ai đó viết ra giùm bạn.

Các cơn co thắt nhẹ thường bắt đầu cách nhau 15 đến 20 phút và kéo dài 60 đến 90 giây. Các cơn co thắt trở nên đều đặn hơn cho đến khi chúng cách nhau chưa đến 5 phút. Khi xuất hiện các cơn co thắt mạnh kéo dài 45 đến 60 giây và xảy ra cách nhau ba đến bốn phút, nghĩa là bạn sắp sinh.

Lưu ý, nếu vỡ túi ối, hãy ghi lại thời gian vỡ, lượng nước tiết ra và màu của dịch ối và thông báo cho bác sĩ khi nhập viện.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU