Bé sơ sinh chấn thương sọ não vì điện thoại rơi trúng đầu: Lời cảnh báo cha mẹ

(lamchame.vn) - Mẹ của bệnh nhi cho biết trước đó chị để điện thoại trong tủ quần áo để sạc pin, ba của bé không biết nên kéo lấy áo làm điện thoại bay thẳng vào đầu bé đang nằm gần đó khiến con chấn thương sọ não

Bé gái 3 tháng chấn thương sọ não nặng

Bệnh viện Nhi Đồng 2 thông tin vừa tiếp nhận bé gái N.T.T.H (chưa đầy 3 tháng tuổi, ngụ Bình Dương) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi bị điện thoại đang sạc rơi trúng đầu, theo Người Lao Động.

Mẹ của bệnh nhi cho biết trước đó, chị để điện thoại trong tủ quần áo để sạc pin, ba của bé không biết nên kéo lấy áo làm điện thoại bay thẳng vào đầu bé đang nằm gần đó. Da đầu bé lõm vào rồi căng phồng lên như trái bóng. Gia đình hốt hoảng đưa bé đi cấp cứu.

Cẩn thận khi trông trẻ

Bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại thần kinh, cho biết bé nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, huyết áp, sinh hiệu không còn. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé bị chấn thương sọ não nặng, tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn ngay tại phòng chụp CT Scan và quyết định phải phẫu thuật gấp cho bệnh nhi.

Trong quá trình phẫu thuật, ghi nhận thấy tình trạng xương sọ bệnh nhi bị vỡ thành nhiều mảnh gây rách màng cứng, rất nhiều máu tụ kèm nhu mô não tràn ra ngoài ngay nhát mổ đầu tiên. Bệnh nhi bị tổn thương phần xoang tĩnh mạch nên mất máu nhanh.

BS Mỹ cho biết nỗ lực của cả ê kíp cấp cứu, gây mê, hồi sức, phẫu thuật, xét nghiệm, hình ảnh, hộ lý... cùng sức sống mãnh liệt của bệnh nhi đã tạo nên điều kỳ diệu. Hiện sức khỏe của bé đã ổn định, có thể tự bú sữa và nhận biết xung quanh. Tuy nhiên, BS Mỹ cho biết do bị chấn thương sọ não khi mới gần 3 tháng tuổi nên bệnh nhi sẽ dễ bị di chứng liên quan thần kinh hoặc yếu liệt tay chân khi trưởng thành.

Qua tai nạn thương tâm trên, cha mẹ cần lưu ý hết sức cẩn thận khi thực hiện các sinh hoạt liên quan đến trẻ em vì tai nạn luôn rình rập, ẩn náu đâu đó gây nguy hiểm tính mạng con bạn. Đặc biệt, không nên sử dụng điện thoại khi trông trẻ, ở gần trẻ để tránh những điều đáng tiếc như rơi điện thoại trúng đầu con, dây sạc làm giật điện trẻ, cho con xem điện thoại nhiều giảm thị lực...

Dưới đây là 6 lưu ý bạn phải thuộc nằm lòng nếu không muốn gặp phải tình huống rủi ro:

1. Sử dụng sạc điện thoại chính hãng

Ngoại trừ iPhone, đa số các dòng smartphone đều sử dụng chung cổng USB. Đa số người dùng đều bỏ qua yêu cầu sử dụng kèm sạc gốc vì đối với họ, chỉ cần dock sạc phù hợp là đủ rồi.

Quan niệm ấy vô tình khiến người dùng không muốn bỏ một số tiền kha khá chỉ để sở hữu đồ sạc pin gốc của dòng máy. Đây quả là điều sai lầm khi mà sử dụng sạc pin “dỏm” có thể làm giảm hiệu suất và tuổi thọ pin.

Kiểm tra dây sạc thường xuyên


Thêm vào đó, sự chênh lệch giữa thông số dòng điện mặc định trên thiết bị với thông số dòng điện của các đời máy khác có thể gây áp lực lên việc truyền tải điện năng, dẫn đến tình huống cháy, nổ và rò rỉ điện bất cứ lúc nào.

2. Không sạc pin qua đêm

Đây là một tình trạng phổ biến của mọi người dùng khi họ mặc định rằng smartphone có khả năng tự ngưng sạc khi dung lượng pin đầy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên cắm sạc qua đêm. Khi dung lượng pin đã đầy nhưng vẫn được nạp liên tục, chúng có thể gây giảm tuổi thọ pin.

Vì thế, lời khuyên dành cho bạn chính là chỉ nên cắm sạc khoảng 2-3 giờ để tránh tình trạng quá tải.

3. Kiểm tra dây sạc thường xuyên

Hầu như 90% các trường hợp tai nạn trong lúc sạc pin đều do rò điện. Vậy nguyên nhân là do đâu? Thủ phạm chính là các dây sạc điện thoại đã bị hư hỏng nhưng người dùng phớt lờ và tiếp tục sử dụng.

Trước khi sạc, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng dây sạc có lộ phần lõi kim loại hoặc xuất hiện vết hằn, dock sạc có vết nứt hay hở bên trong hay không? Nếu có, bạn nên tìm ngay đến các trung tâm dịch vụ bảo hành để được tư vấn và thay phần phụ kiện bị hư.

Bật mí một mẹo nhỏ đó là bạn có thể tận dụng băng keo cách điện để bọc xung quanh dây sạc trong trường hợp dây bị hở.

4. Không đợi gần hết pin mới sạc và không cố sạc đầy 100%

Nếu bạn là một trong những người có thói quen dùng cạn kiệt dung lượng trước khi sạc, hãy từ bỏ thói quen xấu ấy ngay lập tức. Dùng cạn kiệt dung lượng pin xuống mức 0% có thể gây chết một số cell pin, lâu dần dẫn đến tình trạng chai pin.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho smartphone của bạn không thể sử dụng được nữa mặc dù đã cắm sạc.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là nên sạc pin khi dung lượng còn khoảng 40%. Dĩ nhiên, không sạc đầy pin 100% vì chúng có thể khiến pin “quá tải”. Theo các chuyên gia cho biết, mức năng lượng 90% là hoàn toàn hợp lý.

5. Không sạc pin trong lúc đang sử dụng

Thời đại công nghệ hiện nay khiến con người trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Thói quen sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin là một thói quen đáng báo động. Rất nhiều nguy cơ tiềm rình rập khi smartphone hoạt động và sạc pin cùng lúc.

Đã có hàng loạt trường hợp dẫn tới nguy kịch, thậm chí là tử vong chỉ vì sự vô ý của người dùng. Hãy tỉnh táo và loại bỏ thói quen gây hại này ngay lập tức.

Các nhà sản xuất luôn cảnh báo người dùng tránh xa nguồn nhiệt và luôn giữ smartphone trong điều kiện nhiệt độ phòng.

6. Tháo bỏ ốp lưng điện thoại khi sạc

Nhiệt độ là một trong những nguyên nhân khiến pin sụt nhanh và có tác động trực tiếp tới thiết bị của bạn. Ở mức nhiệt độ quá cao, tai nạn cháy nổ có thể dễ dàng xảy ra. Các nhà sản xuất luôn cảnh báo người dùng tránh xa nguồn nhiệt và luôn giữ smartphone trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Đó là lý do tại sao bạn nên tháo bỏ ốp lưng điện thoại trong lúc sạc để nhiệt độ máy được phóng thích bớt ra ngoài.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang