Bí quyết để nhà đông con mà trẻ vẫn không không ganh tỵ, đánh nhau

(lamchame.vn) - Cho dù bạn có một hay nhiều con, việc nuôi dạy con cái cũng phải đi theo các quy tắc cơ bản. Tuy nhiên, khi có từ hai con trở lên, có nhiều vấn đề mà cha mẹ gặp khó khăn trong chuyện áp dụng các phương pháp, như cãi vã, đánh nhau, ganh tỵ…

Cách đối xử của cha mẹ có thể khiến trẻ nảy sinh lòng ganh tỵ với anh em ruột

Nhiều bà mẹ tâm sự do không lường trước được sự khó khăn của nuôi dạy nhiều con, nên khi rơi vào thực tế cảm thấy bị sốc. Suốt ngày con đánh nhau, so sánh, ăn vạ, kiện cáo suốt cả ngày, khiến cha mẹ không làm được những việc khác trọn vẹn.

Thật vậy, việc nuôi dạy nhiều con cùng lúc khác xa với nuôi dạy một đứa con. Tuy đôi lúc cha mẹ sẽ phát cáu vì mâu thuẫn của con nhưng phần thưởng sau cùng khi con lớn lên, yêu thương hòa thuận là hết sức tuyệt vời. Để làm được điều này, cha mẹ cần khắc sâu tính kỷ luật cùng với việc duy trì mối quan hệ giữa các con với nhau, giúp chúng yêu thương từng ngày.  

10 nguyên tắc vàng cho cha mẹ nuôi dạy nhiều con một lúc:

Đừng bao giờ so sánh các con với nhau

Sai lầm chung mà mọi phụ huynh thường mắc phải là so sánh những đứa con với nhau, đặc biệt đứa lớn với đứa nhỏ. Chúng ta nghĩ rằng các con còn quá nhỏ, không thể hiểu được sự so sánh đó. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục, điều này trở thành thói quen khi các con lớn lên. Lúc đó, cha mẹ đã làm tổn thương các con mình. Mỗi em bé đều khác nhau, nên đừng so sánh về các cột mốc hoặc tính cách của chúng với nhau.

Đừng bao giờ phát động các cuộc chạy đua trong các con

Đừng phát động các cuộc thi giữa các con

Cha mẹ thường “phát động” các cuộc thi cho con, như xem ai ăn hết trước tiên, đi nhanh nhất, ai sẽ đạt điểm cao nhất kỳ thi này. Điều này vô tình khiến những anh chị em trong một nhà trở thành đối thủ cạnh tranh.

Cha mẹ thay phiên chăm sóc

Đứa con đầu tiên luôn nhận được sự chú ý đặc biệt, nhưng khi đứa thứ hai ra đời, con cả không được quan tâm hàng đầu. Khi sinh em, mẹ thường suốt ngày bế em mà quên đi người anh, chị cả hoặc giao phó hoàn toàn cho bố, khiến con tủi thân. Do đó, cha mẹ hãy thay phiên chăm sóc cho cả hai con trong mọi hoạt động.

Cứ để các con đánh nhau

Khi bạn bảo vệ một đứa, đứa kia càng nổi giận với anh chị em chúng hơn, công với bất mãn về với cha mẹ. Thay vào đó, hãy để chúng đánh nhau. Khi một đứa trẻ thấy anh chị em mình bị đau và khóc, cha mẹ vẫn cứ im lặng để chúng thấy được lỗi lầm của mình. Khi đó, cha mẹ sẽ vui hơn khi thấy các con tự giác đến xin lỗi, làm hòa với nhau.

Khi hai con làm vỡ thứ gì, hãy trừng phạt cả hai đứa

Trừng phạt chung

Khi một chiếc bình hoa bị bể, đừng tốn thời gian để điều tra ai làm sai mà cả hai con đều có lỗi trong chuyện này. Hãy cho con cùng chịu hình phạt nhỏ để chúng thực hiện cùng nhau.

Dạy con tự điều chỉnh

Có những lúc một đứa trẻ cần được chú ý hơn những đứa còn lại, như lúc con ốm. Khi đó, bạn phải giải thích với đứa còn lại rằng đây là điều không ai mong muốn và khi con ốm, cha mẹ cũng làm y hệt.  

Không coi trọng sở thích con út

Nhiều gia đình không coi trọng sự lựa chọn của những đứa con nhỏ hơn, ví dụ khi mua quần áo mới, đi chơi, cha mẹ thường thông báo, hỏi ý kiến của các con lớn hơn. Điều này khiến các con nhỏ bồn chồn, tủi thân.

Không chia phe trong nhà

Cố gắng đừng bao giờ chia phe phái trong nhà như: Nhóm cha và anh trai, mẹ và em gái, hay nhóm cha mẹ - con cái. Để gắn kết các thành viên trong gia đình, phụ huynh cần tổ chức các buổi chơi đố vui, cờ vua, trò chơi trong nhà giúp các con thành một đội, giúp chúng có nhiều cơ hội để gắn kết với nhau.

Dạy chúng tình yêu với anh chị em

Bạn có thể biến ngày sinh nhật của mỗi đứa con trở nên đặc biệt và đáng nhớ hơn bằng cách cùng những thành viên còn lại lên kế hoạch bất ngờ. Điều nầy giúp các con trải nghiệm cảm giác đặc biệt, giúp chúng hiểu và yêu thương anh chị em mình hơn theo thời gian.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang