12 giờ 15 phút ngày 20-12, NSND Anh Tú – quyền Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, đã qua đời tại bệnh viện ở Hà Nội ở tuổi 56, sau thời gian điều trị biến chứng bệnh tiểu đường.
2 tháng trước, NSND Anh Tú đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe yếu. Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016.
NSND Anh Tú |
Tháng 4-2018, NSND Anh Tú được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.
Tại Việt Nam, sau 10 năm, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính Việt Nam có khoảng 3 triệu người bệnh.
Tại sao bệnh tiểu đường rất nguy hiểm?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể theo cách này hay cách khác. Một số trường hợp có thể chỉ gây ra sự khó chịu nhẹ, nhưng nhiều trường hợp các biến chứng có thể trở nên cực kỳ nghiêm trọng.
Tất cả những nguy hiểm của bệnh tiểu đường là do cùng một nguyên nhân gốc rễ, đó là sự mất cân bằng về lượng đường trong máu, hoặc lượng đường trong máu liên tục cao. Chỉ có một cách thực sự hiệu quả để đối phó với những vấn đề này, và đó là đảm bảo rằng lượng đường trong máu được ổn định.
8 nguy cơ tiểu đường phổ biến nhất cần chú ý là:
Bệnh nướu răng
Đây thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Cách duy nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị đúng cách cũng giống như mọi biến chứng khác, đó là cân bằng lượng đường trong máu.
|
Dễ mù lòa
Đây hậu quả nhức nhối nhất của bệnh tiểu đường, trong đó các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Các vấn đề phổ biến nhất gồm tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Nó cũng có thể dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị.
Tổn thương mạch máu gây ra bởi lượng đường trong máu cao chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh là một hậu quả phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Điều này thể hiện ở cánh tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân. Người mắc bệnh cảm thấy như bị chọt lét, khóc chịu, tê hoặc đau.
Ngoài ra, tiểu đường còn để lại biến chứng khác như tình dục, tiểu tiện và các chức năng khác của cơ thể.
Tổn thương nặng nề bàn chân
Vấn đề này thường gây ra bởi tồn thương các dây thần kinh như đã đề cập ở trên, nhưng bàn chân là nơi máu khó đến nhất, dễ gây ra tê liệt.
Trong một số trường hợp, lưu lượng máu có thể trở nên quá thấp đến mức hoại tử, cần phải cắt cụt chi.
Da ngứa, khô
Bệnh tiểu đường có thể khiến da bị ngứa, khô và rất dễ bị kích thích, do việc lưu thông máu kém và tổn thương thần kinh. Đây có thể là một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của bệnh tiểu đường.
Đột quỵ và bệnh tim
Đây là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, là những mối nguy hiểm cực kỳ nghiêm trọng và bệnh nhân cần tránh bằng mọi giá. Do các mạch máu bị tổn thương, và lưu lượng máu ngày càng kém vì lượng đường trong máu cao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng này.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được theo dõi các yếu tố khác như huyết áp và cholesterol.
Bàn chân tổn thương do tiểu đường |
Bệnh thận
Do các mạch máu bị hư hỏng nên dễ ảnh hưởng đến thận, vì thận được tạo thành chủ yếu từ các mạch máu nhỏ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác như nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng độc tố trong cơ thể vì thận không thể làm việc hết chức năng.
Nhiễm trùng
Do tổn thương nhiều bộ phận trên cơ thể, bệnh nhân tiểu đường có nhiều khả năng bị nhiễm trùng.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.