Năm nay, bệnh tay chân miệng cũng đánh dấu sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71 từng gây đại dịch trên cả nước năm 2011. Điều đáng lo ngại là số ca mắc bệnh vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng trong mùa dịch. Theo dõi cơn sốt và các triệu chứng toàn thân giúp ngăn bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết biến chứng nặng.
Bệnh tay chân miệng: do vi trùng đường ruột Ente'virus (EV71) và Coxcakieruses gây ra, chủ yếu lây theo đường tiêu hoá, thường trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 1-2 ngày, trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 3-10 ngày, xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, dễ nhầm lẫn với chứng nhiệt miệng. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông có thể nổi hồng ban dạng phỏng nước, chứ không phải dạng ban đỏ như sốt phát ban hay sốt xuất huyết.
Sốt cao trên 39 độ C kèm quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân... là dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng, cần đến bệnh viện ngay. Nếu trễ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.
Giai đoạn lui bệnh: Trẻ hồi phục trong 3-5 ngày nếu không có biến chứng.
Bé bị tay chân miệng với những nổi ban trên toàn thân |
Nếu bé có những biểu hiện của tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi cơn sốt của trẻ, cho uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ dẫn của bác sĩ, chọn thuốc vị cam dễ uống nếu trẻ khó uống. Tắm cho trẻ bằng xà bông sát khuẩn trong phòng kín. Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối để tránh bội nhiễm. Trẻ loét miệng cho ăn đồ mát, mềm, loãng.
|
||
Theo dõi cơn sốt và các triệu chứng toàn thân giúp ngăn bệnh diễn tiến nặng. (nguồn ảnh:The Asian Parent) |
Bệnh sốt xuất huyết lại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn Aedes truyền virus Dengue gây ra, lây theo đường máu, phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn sốt: Trẻ sốt cao đột ngột 39-40 độ trong 2-7 ngày. Người lừ đừ, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.
Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ giảm sốt và có thêm biểu hiện thoát huyết tương với các biểu hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng, nề mi mắt và da căng. Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn tới tình trạng sốc, vật vã, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. Có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng, rối loạn kinh nguyệt) và nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, chảy máu phổi, chảy máu trong cơ).
Giai đoạn hồi phục: Nếu không gặp biến chứng, thể trạng trẻ sẽ phục hồi dần, thèm ăn, đi tiểu nhiều và huyết động ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại, bạch cầu và tiểu cầu tăng lên.
Nếu sốt cao thì cha mẹ nên cho trẻ hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ). Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu thân nhiệt vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa 27-28 độ C. Cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol. Bệnh nhân đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, không tự ý truyền dịch để tránh gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có biểu hiện bồn chồn, kích thích vật vã, nôn tăng, đau bụng, chảy máu chân răng, chảy máu cam. Tại bệnh viện bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để xác định trẻ bệnh nặng.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891.433. |
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.