Black Friday (Thứ Sáu đen tối) bắt nguồn từ phương Tây, được ấn định vào ngày thứ 6 đầy tiên sau Lễ Tạ Ơn. Tuy nhiên, ngày này đang được du nhập mạnh mẽ sang các nước phương Đông và Việt Nam không ngoại lệ. Mỗi lần nhắc đến ngày Thứ Sáu đen tối, người người nước ta nghĩ ngay đến cụm từ “siêu giảm giá” tháng 11. Tuy nhiên, không phải ai cũng là người tiêu dùng thông minh để đưa ra những lựa chọn mua sắm sáng suốt trong thời gian này. Nhiều phụ nữ thu nhập không cao nên ôm đồm, thấy gì rẻ cũng mua, mua cả những thứ cả năm không dùng đến rồi để chật chội nhà cửa, cuối cùng lãng phí tiền bạc. Chưa kể, việc chị em canh me ngoài cửa hàng, trung tâm thương mại, trên mạng mua sắm cả tuần liền có thể làm đảo lộn sinh hoạt gia đình.
|
Cứ Black Friday là mua thả ga dù không dùng
Chị em thường có thói quen nhìn vào giá cả trước khi soi xét nhu cầu thực sự của bản thân, gia đình khi mua một sản phẩm. Chưa kể, khi nhìn thấy hàng giảm giá, họ rất ít khi tham khảo các đánh giá về chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Anh Bảo Lâm (quận Nhà Bà, TP HCM) kể như những năm trước, đến hẹn lại lên nguyên tuần nay, vợ anh chứ chăm chú dán mắt vào điện thoại tìm kiếm khuyến mãi hời Black Friday. “Những thứ điện gia dụng nhỏ như máy sấy tóc, bàn ủi, lò nướng dù vẫn còn dùng tốt nhưng cô ấy đều mua mới. Chưa kể quần áo, giày dép chất đống ở nhà hàng thùng mà vẫn canh mua thêm vì ham rẻ. Mấy đồ cũ chưa hư thì vẫn để nguyên đấy nên căn hộ chung cư 90 m2 đã không còn chỗ chứa”, anh kể.
Anh Lâm cho biết khi cô vợ bê chiếc lò vi sóng 2 trong 1 giá 2 triệu bảo khuyến mãi giảm giá 50%, anh thấy nghi ngờ nhà bán hàng chiêu trò nên đã kiểm tra bằng nhiều kênh khác nhau. Khi so sánh giá, anh ngã ngửa khi biết được giá gốc của chiếc lò vi sóng chỉ 2,2 triệu, tức chỉ giảm 10% so với ngày thường nhưng đã được phù phép nâng giá lên thành 4 triệu rồi khuyến mãi giảm 50%.
Mỗi dịp Black Friday, vợ anh cứ suốt ngày dán mắt vào điện thoại, đi làm về lại chạy ra cửa hàng canh quần áo, túi sale nên thường xuyên quên đón con, công việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa cũng bỏ bê. Trong khi đó, tiền tiết kiệm tiền của hai vợ chồng cả tháng đã bị vợ “nướng” sạch vào các chương trình khuyến mãi này.
|
“Có hôm đi làm về mệt, mình tôi vừa đón con vừa về nấu nướng, dọn dẹp, sau khi vợ đem đống đồ về lại phải tìm chỗ sắp xếp, thanh lý… dẫn đến vợ chồng lời qua tiếng lại không hay. Mong ngày Thứ Sáu đen tối này chóng qua để vợ tôi trở lại nếp sinh hoạt cũ”, anh Lâm tâm sự.
Lợi dụng Black Friday kê giá cao để giảm
Tương tự, Thu Phương (nhân viên biên tập ở quận 3, TP HCM) cho biết chị hay mua giày của một thương hiệu có tiếng Việt Nam (khoảng 1 triệu đồng đôi) nhưng hãng này lại rất ít khi giảm giá. Do đó, dịp Black Friday, chị đi gom giày, túi ở những hãng giảm giá rầm rộ. Tuy nhiên, khi cầm đôi giày 250 ngàn đồng về, đứa em chồng nói rằng hãng này cứ vài tuần lại kiếm cớ sale một lần, đôi giày này đợt trước nó mua giá chỉ 220 ngàn đồng và giá trị thật của món hàng này chỉ có vậy. “Từ nay, khi mua hàng giá rẻ Black Friday hay bất cứ dịp nào khác, tôi sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định”, chị ngậm ngùi.
Giành giật để mua đồ giảm giá dịp Black Friday |
Trong khi đó, không ít người méo mặt vì mua phải hàng tồn kho, lỗi mốt trong dịp này. “Do thấy giảm giá là nhào tới, không kiểm tra kỹ ngày sản xuất, nhãn hàng sản phẩm nên đợt vừa rồi chị em cơ quan tôi mua phải rất nhiều quần áo, đồ dùng gia đình bị lỗi. Trong khi đó, người ta chỉ bỏ thêm 1/3 số tiền đó là đã mua được sản phẩm mới dùng tốt, mặc đẹp”, chị Thu Phương chiêm nghiệm.
Do đó, trước khi mua sắm dịp Black Friday, chị em cần nhìn lại ví tiền của mình, đánh giá chi tiêu rồi hãy rút hầu bao mua món hàng đang giảm giá. Đừng vì ham rẻ mà trở thành con nợ, biến Black Friday thành Thứ Sáu đen đủi.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.