Không phải lúc nào tẩm bổ cũng là tốt cho bà bầu

(lamchame.vn) - Mang thai chị em luôn có suy nghĩ là ăn lấy ăn để, ăn cho 2 người với nhiều món ăn bổ dưỡng để mong con yêu chào đời có sức khỏe và trí tuệ. Tuy nhiên nếu có những dẫu hiệu sau thì mẹ nên dừng việc tẩm bổ ngay lập tức!

Thực ra mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng liên tục và thường xuyên trong cả thai kỳ. Tuy nhiên việc bổ sung này cũng cần có sự khoa học - hợp lý - phù hợp với cơ địa để cả mẹ và con có 1 thai kỳ khỏe mạnh cũng như khi lâm bồn sẽ mẹ tròn con vuông. Nếu ra sức tẩm bổ, mẹ sẽ tăng cân quá nhanh, đối diện với nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe đồng thời gây khó khăn cho quá trình sinh nở. Vậy khi nào thì bạn nên xem lại chế độ ăn của mình? Hãy quan sát những tín hiệu của cơ thể mình mẹ nhé. Khi thừa dinh dưỡng, cần cân băng lại, cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu sau.

Không phải cứ ăn nhiều là sẽ tốt cho bà bầu 

Có triệu chứng khó tiêu - táo bón

Nhiều mẹ nghĩ rằng mình bị táo bón là do uống viên sắt, cơ thể bị nóng. Tuy nhiên, đây cũng là hậu quả của 1 chế độ ăn quá nhiều thịt. Lượng protein khi được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cho bộ máy tiêu hóa bị quá tải dẫn đến tình trạng bà bầu luôn cảm thấy khó chịu. Để giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mẹ nên chú ý ăn nhiều hơn các loại rau xanh và trái cây tươi. Mẹ bầu cũng nên tránh thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào và sử dụng chất kích thích để không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, nên chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ và ăn chậm nhé. Mẹ bầu cũng có thể uống các loại nước như chanh nóng, trà gừng để giảm chứng khó tiêu.

Hơi thở có mùi

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất mà mẹ bầu có thể cảm nhận được khi cơ thể dư thừa dinh dưỡng. Bởi lượng thức ăn được mẹ bầu tiêu thụ chưa thể tiêu hóa hoàn toàn và tích tụ trong cơ thể, sau đó bị phân hủy bởi vi sinh vật tạo ra mùi khó chịu. Để khắc phục điều này ngoài việc giảm tần suất và khối lượng ăn mẹ bầu nên uống nhiều nước để cân bằng lại cơ thể của mình.

Lượng đường trong máu cao 

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu cao trong khi mẹ không có tiền sử tiểu đường trước đây mà thấy lượng đường trong máu cao thì cần điều chỉnh chế độ ăn ngay để tránh tiểu đường thai kỳ. Nếu không được kiểm soát, tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như  gây dị tật thai nhi và sảy thai. Ngoài ra, còn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với bà mẹ và thai nhi như: thai quá to, thai chết lưu, có nguy cơ bé sau khi ra đời thừa cân, béo phì...Bạn nên thay đổi chế độ ăn sang hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường.

Bà bầu nên có chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cân bằng dinh dưỡng

 

Theo eva.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang