Ngồi vắt chéo chân khi mang thai làm đau nhức lưng, hông
Khi ngồi vắt chéo chân lúc mang thai, cột sống lưng và cả đốt sống cổ nối liền với não đều sẽ chịu một áp lực không nhỏ. Khi mang bầu, tử cung nhô ra sẽ càng tạo áp lực lớn hơn cho cột sống. Chính vì vậy, thói quen ngồi vắt chéo chân của chị em càng dễ làm tình trạng đau nhức lưng, hông trong thai kỳ nghiêm trọng hơn.
|
Ngoài ra, ngay cả với người bình thường, “Ngồi vắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm”, các chuyên gia khẳng định.
Ngồi vắt chéo chân khi mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa
Tuy chưa có báo cáo nghiên cứu chuẩn xác nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh, ngồi chéo chân khi mang thai khiến nhiệt độ ngoài âm đạo của mẹ bầu tăng cao, vi khuẩn dễ xâm nhập và sinh sôi gây bệnh.
Ngồi vắt chéo chân khi mang thai làm suy giãn tĩnh mạch
|
||
|
Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài khiến máu không thể lưu thông, vận chuyển một cách bình thường nên dễ xuất hiện trình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở bà bầu, đặc biệt giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
Tiến sĩ Hooman Madyoon, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm y tế Cedars Sinai (Mỹ) giải thích: “Ngồi vắt chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chịu trách nhiệm bơm máu về tim. Áp lực này cản trở lưu thông máu và có thể làm yếu đi hoặc tổn thương các tĩnh mạch ở chân, khiến máu bị rò rỉ gây nên hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện cùng các vấn đề khác”.
Ngồi vắt chéo chân khi mang thai tăng nguy cơ bệnh tim và mạch máu
Khi tuần hoàn máu ở chi dưới không thông thuận do ngồi chéo chân thì huyết dịch cũng không thể được vận chuyển về tim kịp thời, kéo theo đó là não cũng bị ảnh hưởng theo. Trong tình trạng này, chức năng của tim, não và các mạch máu đều gặp trở ngại, gây nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ.
Ngồi vắt chéo chân khi mang thai tăng dễ khiến thai nhi nằm sai vị trí và dị dạng
Khi mẹ quen ngồi ở tư thế này, chân có thể gây áp lực lên bụng, không gian hoạt động của thai nhi nhỏ lại, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xoay chuyển đến khung chậu. Đây cũng là lý do khiến thai nhi nằm không đúng vị trí.
Khi ngồi vắt chéo chân, cột sống của mẹ chịu áp lực nặng và thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo. Khi sự phát dục của em bé gặp trở ngại thì nguy cơ dị dạng thai nhi càng cao.
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên ngồi thẳng, sâu vào phía trong ghế, lưng tựa vào lưng ghế. Khi ngồi, nên đặt mông xuống phía ngoài của ghế rồi mới đẩy mông vào phía trong ghế. Đối với bà bầu làm công việc văn phòng, cần thay đối khỏi tư thế ngồi cách khoảng 1 giờ và đi lại để máu lưu thông đều, tránh bị bệnh trĩ.
Theo Thành viên diễn đàn Lamchame tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.