Những điều mẹ cần biết khi sinh mổ lần 3

(lamchame.vn) - Theo khuyến nghị của các bác sĩ sản khoa, phụ nữ chỉ nên sinh mổ 2 lần bởi nếu tiếp tục sinh mổ thêm lần nữa sản phụ sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Càng nhiều lần sinh mổ thì biến chứng càng nhiều và mức độ càng nặng. Sau đây là những nguy cơ biến chứng phổ biến khi mẹ bầu gặp phải nếu quyết định sinh mổ lần 3:

– Nứt, vỡ tử cung: Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo dẫn đến các cơ tử cung yếu đi nên khi tử cung co thắt, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trục tiếp tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

– Bất thường về nhau thai: Vết sẹo trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… nên đòi hỏi các bác sĩ trong quá trình sinh mổ cần xử lý các bất thường này một cách khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây dễ dẫn băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung, thậm chí tử vong.

– Khả năng hồi phục chậm: Vì đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và cũng phải chịu nhiều đau đớn hơn. Không những thế, việc mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

– Nhiễm trùng: Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.

– Dính ruột: Những mẹ bầu càng sinh mổ nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.

 

Mẹ cần chuẩn bị những gì cho lần sinh mổ thứ 3?

– Chọn bệnh viện sinh: Mẹ nên sinh lần 3 tại nơi đã vượt cạn trong 2 lần trước nếu nó đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và tay nghề bác sĩ. Như vậy sẽ giúp cho các bác sĩ nắm rõ được tình trạng sinh mổ trong 2 lần trước của mẹ, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho lần sinh thứ 3.

– Khám thai kỹ càng trước khi sinh: Trong suốt quá trình mang thai lần 3 mẹ cần khám thai kỹ càng đồng thời thông báo cho bác sĩ các thông tin cần thiết ở những lần mổ trước như: thời gian mổ, chu kỳ kinh cuối, nguyên nhân sinh mổ, biến chứng sau sinh (nếu có), thời gian vết mổ phục hồi, các kiêng cữ của mẹ,…

– Thường xuyên theo dõi cơ thể: Vết mổ cũ vẫn luôn tiền ẩn rủi ro trong lần mang thai thứ 3, do đó, mẹ cần thường xuyên chú ý tới các dấu hiệu thay đổi của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào như: đau vết mổ cũ, ra máu,… mẹ nên tới ngay các bệnh viện kiểm tra.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang