Trẻ hay uống sữa đêm có tốt không?

(lamchame.vn) - Việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho trẻ uống sữa vào thời điểm nào, trẻ uống sữa đêm có tốt không là vấn đề quan tâm của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay.

Việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho trẻ uống sữa vào thời điểm nào, trẻ uống sữa đêm có tốt không là vấn đề quan tâm của rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay.
 
Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa ban đêm?
 
Trong vài tháng đầu sơ sinh, trẻ không phân biệt được ngày đêm, khi ngủ cảm thấy đói là đòi bú sữa. Với những trẻ mới sinh được 1-3 tháng nếu con tỉnh dậy đòi uống sữa đêm thì mẹ vẫn nên cho con bú nhé.
 
 
Trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng là mẹ có thể bắt đầu cho trẻ cai sữa bình đêm nhưng tốt nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Vì trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm nên không lo con bị đói đêm nữa. Đồng thời lúc này con đã bắt đầu mọc răng nên việc dừng uống sữa đêm sẽ giúp con không bị sâu răng.
 
Trẻ hay uống sữa đêm có tốt không?
Bởi thường thì đêm trẻ sẽ không bị đói nếu ngày đã ăn uống đầy đủ. Vậy là việc cho trẻ uống sữa đêm là không cần thiết. Bởi thói quen uống sữa đêm vừa không cần thiết vừa có thể gây hại cho bé:
 
+ Ngủ không được sâu giấc
 
 Mẹ có biết giấc ngủ nhiều khi quan trọng hơn việc ăn uống của con nữa? Nếu mẹ đang nghĩ có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ thì hãy thử hình dung trong đêm con cứ phải liên tục thức giấc thì có tốt không? Đối với trẻ sơ sinh thì việc ăn đêm là không tránh được nhưng khi bé được trên 6 tháng tuổi thì không cần thiết.
 
Vì lúc này đồng hồ sinh học của trẻ điều chỉnh giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài từ 10 tiếng – 11 tiếng.
 
+ Dễ bị sặc sữa
 
Nếu như con đang ngủ mà bị mẹ đánh thức thường con sẽ khó chịu quấy khóc, hơn nữa bắt ép con uống sữa khi đang ngủ dở giấc sẽ dễ khiến con bị sặc hay nôn trớ. Việc ăn đêm cũng khiến con ăn rất lâu, mất thời gian của cả mẹ và bé.
 
+ Trẻ dễ bị sâu răng
 
Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 – 9 tháng tuổi và 2 tuổi con hầu như đã mọc gần hết răng. Với sữa mẹ thì không gây sâu răng cho con, nhưng khi mẹ dùng thêm sữa ngoài thì khác. Do thành phần trong sữa công thức hoặc sữa tươi có đường ngọt nếu cho con uống ban đêm mà sau đó không tráng miệng bằng nước lọc hay đánh răng thì vi khuẩn sẽ tấn công men răng gây sâu răng, thậm chí viêm lợi.
 
Như vậy nếu mẹ đang băn khoăn có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ hay trẻ uống sữa ban đêm có tốt không thì mẹ KHÔNG NÊN cho con uống khi con đã trên 6 tháng tuổi nhé! Vậy mẹ cho con uống sữa như thế nào là tốt nhất để an tâm con không bị đói đêm nữa?
 
Thời điểm cho trẻ uống sữa ban đêm tốt nhất?
Theo các bác sĩ nhi khoa việc cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ là tốt nhất. Bởi thời điểm này mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ như:
 
 - Liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Thật vậy, các mẹ nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, vì đây được xem là liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Việc cho trẻ uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn tối ưu và cải tiện chất lượng giấc ngủ bởi những dưỡng chất có trong sữa.
 
- Giúp tăng cường canxi cho cơ thể
Sữa luôn được xem là một trong số ít các thực phẩm lành mạnh mà có thể ăn/uống trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sữa tươi chứa nhiều canxi, giúp hệ xương của bé khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hồi phục và sản sinh năng lượng cho ngày mới.
 
- Giúp tăng khả năng hấp thu
Bình thường việc uống sữa trong ngày sẽ vẫn từ từ giúp bé hấp thụ được các protein, nhưng khi cho trẻ uống sữa vào ban đêm nó sẽ cung cấp cho cơ thể những cơ hội tốt nhất và cho sự hấp thụ tối đa.
 
Có thể bạn chưa biết rằng có tới gần 80% protein trong sữa có chứa phốt pho hay còn được gọi là casein – một loại protein hoàn chỉnh.
 
- Giúp kiểm soát ăn vặt của trẻ
Không chỉ có chứa chất tryptophan, trong sữa cũng có chứa nhiều các axit amin giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Vì thế, nếu mẹ cho bé uống sữa trước khi đi ngủ sẽ khiến cho bẻ có cảm giác no và không muốn ăn gì thêm, sẽ không đòi ăn vặt vào buổi tối và điều đó sẽ giúp cho cơ thể bé được khỏe mạnh hơn.
 
- Tăng sự phát triển chiều  cao của bé
Một tác dụng khá quan trọng trong việc cho bé uống sữa trước khi đi ngủ nữa là làm tăng chiều cao của bé. Như đã nói, trong sữa có chứa nhiều canxi và nếu uống vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé hấp thu nhiều dưỡng chất nhất… Đây cũng là lí do chính để giúp bé tăng trưởng chiều cao của mình.
 
Phương pháp cai sữa đêm cho bé
- Giảm lần cho bú
Từ tháng thứ 4, mẹ giảm dần số lần cho bé bú đêm một cách có kế hoạch, để bé hình thành dần thói quen không bú đêm. Nhưng nếu chiều cao cân nặng của bé không phát triển đạt mức tiêu chuẩn bình thường thì cần căn cứ tình hình cụ thể để thực hiện.
 
- Điều chỉnh thời gian cho bú
Lùi thời gian cho bé bú buổi tối, mỗi lần lùi nửa tiếng. Ví dụ bé quen bú mẹ lúc 3-4 giờ sáng, khi bé tỉnh cho bé uống nước trước, nửa tiếng sau hãy cho bú, như vậy có thể điều chỉnh thời gian bú sữa và dần dần cai được sữa đêm.
 
- Không mềm lòng
Nhiều mẹ dễ mềm lòng trong quá trình cai sữa đêm, đây là đại kỵ. Mẹ nên giữ thái độ dù có vắt sữa bỏ đi cũng không cho bé bú, nếu không rất khó thành công. Nếu bé đói thì tăng lượng thức ăn dặm bổ sung vào ban ngày.
 
- Cho bé ăn no trước khi ngủ
Trước khi ngủ 1 giờ cho bé ăn no, giảm cảm giác đói khi bé đang ngủ, có thể cho bé ăn bột gạo để tạo cảm giác no, ngoài ra còn cần điều chỉnh lượng thức ăn vào buổi sáng tuỳ thuộc tình trạng của bé.
 
- Đảm bảo lượng sữa buổi sáng
Có thể tăng số lần và lượng sữa bé bú vào buổi sáng, đặc biệt là bữa trước khi ngủ phải cho bé ăn no. Bé no sẽ không dễ tỉnh vào ban đêm. Ngoài ra không được cho bú để dỗ ngủ, vì thường bé chưa bú no đã ngủ, đêm rất dễ tỉnh giấc.
 
- Tiêu hao sức vào buổi sáng
Nhiều bé tỉnh vào ban đêm là do buổi sáng ngủ quá nhiều, sức lực chưa tiêu hao hết. Mẹ cần cho bé vận động vào ban ngày, cố gắng để bé tiêu hao hết sức lực dư thừa, buổi tối tự nhiên sẽ ngủ yên ổn hơn.
 
- Cai sữa từng bước
Nếu số lần bú đêm của bé nhiều, không được cắt đứt ngay lập tức, cần cho bé thời gian đủ để thích nghi. Ví dụ giảm dần số lần bú đêm, kéo dài thời gian giữa hai lần bú, giảm lượng sữa khi bú đêm, không bú quá no, như vậy bé mới ngủ yên.
 
- Vỗ về bé kịp thời
Nếu bé tỉnh khi “tới giờ ăn” nhưng lại không có sữa, sắp khóc đến nơi rồi. Mẹ cần kịp thời vỗ về an ủi, nhưng cần chú ý không được cho bé bú ngay, có thể nhè nhẹ vỗ về để bé ngủ lại. Nửa tiếng mà không có hiệu quả thì cho bé bú.
 
- Sự trợ giúp từ người nhà
Cai sữa đêm cho trẻ cần sự ủng hộ của người nhà. Trước tiên là về thái độ, trao đổi trước với người nhà để họ hiểu rằng cai sữa đêm sẽ không khiến bé bị đói. Vì bé tới độ tuổi nhất định bú đêm là để tìm kiếm sự an ủi chứ không phải thực sự đói. Cai sữa đêm sẽ giúp bé có thói quen ngủ đúng đắn, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
 
Thứ hai là sự giúp đỡ về hành động. Khi cai sữa đêm, nếu bé không kháng cự thì nên cho bố mẹ thay phiên nhau ngủ cùng bé. Nửa đầu đêm bố ngủ cùng, nửa sau đêm mẹ ngủ cùng. Như vậy bé không ngửi thấy mùi của mẹ cũng sẽ không chỉ nghĩ tới việc bú sữa. Khi bé quen dần có thể để bố ngủ cùng bé hoàn oàn.
 
Những lưu ý khi cai bú đêm cho trẻ
 
Với trẻ em, bú mẹ không đơn thuần là ăn uống mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, các mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho trẻ bú đêm vì điều đó có thể khiến trẻ bị sốc và sinh biếng ăn.
 
Tốt nhất là nên giảm từ từ, khi ngừng hẳn việc cho bú đêm, người mẹ sẽ thấy xót ruột vì trẻ có thể quấy khóc, hờn dỗi, bỏ ăn. Tuy nhiên, lúc này cần dứt khoát vì chỉ cần bạn mềm lòng cho bú lại, những lần cai bú đêm sau sẽ rất khó khăn.
 
Không nên cai bú đêm cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi, khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hóa còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa ban đêm?

Trong vài tháng đầu sơ sinh, trẻ không phân biệt được ngày đêm, khi ngủ cảm thấy đói là đòi bú sữa. Với những trẻ mới sinh được 1-3 tháng nếu con tỉnh dậy đòi uống sữa đêm thì mẹ vẫn nên cho con bú nhé.
 

Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng là mẹ có thể bắt đầu cho trẻ cai sữa bình đêm nhưng tốt nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Vì trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm nên không lo con bị đói đêm nữa. Đồng thời lúc này con đã bắt đầu mọc răng nên việc dừng uống sữa đêm sẽ giúp con không bị sâu răng.

Trẻ hay uống sữa đêm có tốt không?

Bởi thường thì đêm trẻ sẽ không bị đói nếu ngày đã ăn uống đầy đủ. Vậy là việc cho trẻ uống sữa đêm là không cần thiết. Bởi thói quen uống sữa đêm vừa không cần thiết vừa có thể gây hại cho bé:

+ Ngủ không được sâu giấc

Mẹ có biết giấc ngủ nhiều khi quan trọng hơn việc ăn uống của con nữa? Nếu mẹ đang nghĩ có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ thì hãy thử hình dung trong đêm con cứ phải liên tục thức giấc thì có tốt không? Đối với trẻ sơ sinh thì việc ăn đêm là không tránh được nhưng khi bé được trên 6 tháng tuổi thì không cần thiết.

Vì lúc này đồng hồ sinh học của trẻ điều chỉnh giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài từ 10 tiếng – 11 tiếng.

+ Dễ bị sặc sữa

Nếu như con đang ngủ mà bị mẹ đánh thức thường con sẽ khó chịu quấy khóc, hơn nữa bắt ép con uống sữa khi đang ngủ dở giấc sẽ dễ khiến con bị sặc hay nôn trớ. Việc ăn đêm cũng khiến con ăn rất lâu, mất thời gian của cả mẹ và bé.

+ Trẻ dễ bị sâu răng

Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 – 9 tháng tuổi và 2 tuổi con hầu như đã mọc gần hết răng. Với sữa mẹ thì không gây sâu răng cho con, nhưng khi mẹ dùng thêm sữa ngoài thì khác. Do thành phần trong sữa công thức hoặc sữa tươi có đường ngọt nếu cho con uống ban đêm mà sau đó không tráng miệng bằng nước lọc hay đánh răng thì vi khuẩn sẽ tấn công men răng gây sâu răng, thậm chí viêm lợi.

Như vậy nếu mẹ đang băn khoăn có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ hay trẻ uống sữa ban đêm có tốt không thì mẹ KHÔNG NÊN cho con uống khi con đã trên 6 tháng tuổi nhé! Vậy mẹ cho con uống sữa như thế nào là tốt nhất để an tâm con không bị đói đêm nữa?

Thời điểm cho trẻ uống sữa ban đêm tốt nhất?

Theo các bác sĩ nhi khoa việc cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ là tốt nhất. Bởi thời điểm này mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ như:

- Liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn

Thật vậy, các mẹ nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, vì đây được xem là liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Việc cho trẻ uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn tối ưu và cải tiện chất lượng giấc ngủ bởi những dưỡng chất có trong sữa.

- Giúp tăng cường canxi cho cơ thể

Sữa luôn được xem là một trong số ít các thực phẩm lành mạnh mà có thể ăn/uống trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sữa tươi chứa nhiều canxi, giúp hệ xương của bé khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hồi phục và sản sinh năng lượng cho ngày mới.

- Giúp tăng khả năng hấp thu

Bình thường việc uống sữa trong ngày sẽ vẫn từ từ giúp bé hấp thụ được các protein, nhưng khi cho trẻ uống sữa vào ban đêm nó sẽ cung cấp cho cơ thể những cơ hội tốt nhất và cho sự hấp thụ tối đa.

Có thể bạn chưa biết rằng có tới gần 80% protein trong sữa có chứa phốt pho hay còn được gọi là casein – một loại protein hoàn chỉnh.

- Giúp kiểm soát ăn vặt của trẻ

Không chỉ có chứa chất tryptophan, trong sữa cũng có chứa nhiều các axit amin giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Vì thế, nếu mẹ cho bé uống sữa trước khi đi ngủ sẽ khiến cho bẻ có cảm giác no và không muốn ăn gì thêm, sẽ không đòi ăn vặt vào buổi tối và điều đó sẽ giúp cho cơ thể bé được khỏe mạnh hơn.

- Tăng sự phát triển chiều cao của bé

Một tác dụng khá quan trọng trong việc cho bé uống sữa trước khi đi ngủ nữa là làm tăng chiều cao của bé. Như đã nói, trong sữa có chứa nhiều canxi và nếu uống vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé hấp thu nhiều dưỡng chất nhất… Đây cũng là lí do chính để giúp bé tăng trưởng chiều cao của mình.

Phương pháp cai sữa đêm cho bé

- Giảm lần cho bú

Từ tháng thứ 4, mẹ giảm dần số lần cho bé bú đêm một cách có kế hoạch, để bé hình thành dần thói quen không bú đêm. Nhưng nếu chiều cao cân nặng của bé không phát triển đạt mức tiêu chuẩn bình thường thì cần căn cứ tình hình cụ thể để thực hiện.

- Điều chỉnh thời gian cho bú

Lùi thời gian cho bé bú buổi tối, mỗi lần lùi nửa tiếng. Ví dụ bé quen bú mẹ lúc 3-4 giờ sáng, khi bé tỉnh cho bé uống nước trước, nửa tiếng sau hãy cho bú, như vậy có thể điều chỉnh thời gian bú sữa và dần dần cai được sữa đêm.

- Không mềm lòng

Nhiều mẹ dễ mềm lòng trong quá trình cai sữa đêm, đây là đại kỵ. Mẹ nên giữ thái độ dù có vắt sữa bỏ đi cũng không cho bé bú, nếu không rất khó thành công. Nếu bé đói thì tăng lượng thức ăn dặm bổ sung vào ban ngày.

- Cho bé ăn no trước khi ngủ

Trước khi ngủ 1 giờ cho bé ăn no, giảm cảm giác đói khi bé đang ngủ, có thể cho bé ăn bột gạo để tạo cảm giác no, ngoài ra còn cần điều chỉnh lượng thức ăn vào buổi sáng tuỳ thuộc tình trạng của bé.

- Đảm bảo lượng sữa buổi sáng

Có thể tăng số lần và lượng sữa bé bú vào buổi sáng, đặc biệt là bữa trước khi ngủ phải cho bé ăn no. Bé no sẽ không dễ tỉnh vào ban đêm. Ngoài ra không được cho bú để dỗ ngủ, vì thường bé chưa bú no đã ngủ, đêm rất dễ tỉnh giấc.

- Tiêu hao sức vào buổi sáng

Nhiều bé tỉnh vào ban đêm là do buổi sáng ngủ quá nhiều, sức lực chưa tiêu hao hết. Mẹ cần cho bé vận động vào ban ngày, cố gắng để bé tiêu hao hết sức lực dư thừa, buổi tối tự nhiên sẽ ngủ yên ổn hơn.

- Cai sữa từng bước

Nếu số lần bú đêm của bé nhiều, không được cắt đứt ngay lập tức, cần cho bé thời gian đủ để thích nghi. Ví dụ giảm dần số lần bú đêm, kéo dài thời gian giữa hai lần bú, giảm lượng sữa khi bú đêm, không bú quá no, như vậy bé mới ngủ yên.

- Vỗ về bé kịp thời

Nếu bé tỉnh khi “tới giờ ăn” nhưng lại không có sữa, sắp khóc đến nơi rồi. Mẹ cần kịp thời vỗ về an ủi, nhưng cần chú ý không được cho bé bú ngay, có thể nhè nhẹ vỗ về để bé ngủ lại. Nửa tiếng mà không có hiệu quả thì cho bé bú.

- Sự trợ giúp từ người nhà

Cai sữa đêm cho trẻ cần sự ủng hộ của người nhà. Trước tiên là về thái độ, trao đổi trước với người nhà để họ hiểu rằng cai sữa đêm sẽ không khiến bé bị đói. Vì bé tới độ tuổi nhất định bú đêm là để tìm kiếm sự an ủi chứ không phải thực sự đói. Cai sữa đêm sẽ giúp bé có thói quen ngủ đúng đắn, có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Thứ hai là sự giúp đỡ về hành động. Khi cai sữa đêm, nếu bé không kháng cự thì nên cho bố mẹ thay phiên nhau ngủ cùng bé. Nửa đầu đêm bố ngủ cùng, nửa sau đêm mẹ ngủ cùng. Như vậy bé không ngửi thấy mùi của mẹ cũng sẽ không chỉ nghĩ tới việc bú sữa. Khi bé quen dần có thể để bố ngủ cùng bé hoàn oàn.

Những lưu ý khi cai bú đêm cho trẻ

Với trẻ em, bú mẹ không đơn thuần là ăn uống mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, các mẹ không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho trẻ bú đêm vì điều đó có thể khiến trẻ bị sốc và sinh biếng ăn.

Tốt nhất là nên giảm từ từ, khi ngừng hẳn việc cho bú đêm, người mẹ sẽ thấy xót ruột vì trẻ có thể quấy khóc, hờn dỗi, bỏ ăn. Tuy nhiên, lúc này cần dứt khoát vì chỉ cần bạn mềm lòng cho bú lại, những lần cai bú đêm sau sẽ rất khó khăn.

Không nên cai bú đêm cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi, khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hóa còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang