Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ thương mắc phải trong quá trình nuôi dạy con:
1. Khen ngợi con thái quá
Để tránh khen ngợi con thái quá, bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc. Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
2. Dạy trẻ sợ sai lầm và thất bại
Theo Jessica Lahey, nhà văn của Thời báo Đại Tây Dương và New York Times (Mỹ), đồng thời là tác giả của cuốn sách "Món quà của sự thất bại" (The Gift of Failure) đã chia sẻ: "Bao bọc con thái quái, dạy con sợ sai lầm và thất bại chính là cách làm con suy yếu năng lực, giảm tính độc lập và tiềm năng học tập của cả một thế hệ trẻ sau này".
Trẻ nên được khuyến khích không sợ sai lầm và xem đó là cơ hội để học cách làm tốt hơn trong tương lai đồng thời sẽ giúp con có năng lực và kiên trì hơn trong việc đạt được các mục tiêu mà chúng đặt ra cho chính mình.
3. Chia sẻ với con như một người bạn tâm tình
Các chuyên gia tâm lý giải thích lý do tại sao bố mẹ không nên khiến con trở thành người bạn tâm tình của mình: "Việc này hoàn toàn không hiệu quả vì đứa trẻ chưa được chuẩn bị về mặt đạo đức, cảm xúc hay trí tuệ để đóng vai trò đó. Do vậy, chúng cũng chưa có cái nhìn sâu sắc và không thể đưa ra những lời khuyên thực sự hữu ích cho bố mẹ".
4. Tập trung quá nhiều vào điểm số của con
Mặc dù tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình học giỏi ở trường, nhưng có một ranh giới giữa việc khuyến khích học tập tốt và tạo áp lực cho trẻ luôn luôn là tốt nhất, con cái có thể bắt đầu đo lường giá trị bản thân của chúng dựa trên thành tích học tập. Amy Morin, một nhà trị liệu tâm lý và giảng viên tại Đại học Đông Bắc Boston, Massachusetts (Mỹ), cũng dẫn chứng những hậu quả lâu dài khác của việc ép trẻ phải học giỏi, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn như lo lắng và trầm cảm, các vấn đề về lòng tự trọng và tăng khả năng gian lận để có được kết quả mong muốn.
5. So sánh trẻ với anh chị em của chúng
Là bố mẹ của nhiều đứa trẻ thì tất nhiên không thể tránh khỏi thấy được con mình có rất nhiều sự khác biệt trong tính cách, hành vi và tính khí. Một đứa trẻ dễ dàng nghĩ rằng nó không tốt hoặc không được yêu thương như anh chị em của mình khi bố mẹ so sánh chúng. Bố mẹ hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều đặc biệt và hãy cho từng trẻ một biết điều đó.
6. Quá khắt khe về thức ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để đảm bảo rằng trẻ lớn lên khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng các quy tắc thực phẩm quá cứng nhắc đối với trẻ cũng có thể thúc đẩy các hành vi ăn uống không lành mạnh hoặc thậm chí khiến chúng mắc các chứng rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn, đặc biệt là khi chúng trở thành thanh thiếu niên. Để giải quyết vấn đề này, hãy nhớ rằng trẻ có thể ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ có chất béo nhưng bố mẹ phải kiểm soát con ăn ở mức độ vừa phải.
7. Không nói xin lỗi con
Một sự thật đáng tiếc trong xã hội của chúng ta là nhiều người lớn cho rằng họ không phải xin lỗi những đứa con của mình, có lẽ vì họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ làm giảm sự tôn trọng của con cái đối với họ. Nhưng thực tế, nói lời xin lỗi với con là một cách tuyệt vời để mô hình hóa trách nhiệm, điều này rất quan trọng, trẻ học tốt nhất từ hành vi mà chúng thấy bố mẹ làm. Bố mẹ có khả năng thừa nhận sai lầm và chấp nhận trách nhiệm cho các hành động là điều bắt buộc trong việc giúp con làm điều tương tự.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.