Cảnh báo nguy cơ trẻ bị nấm ông tai khi giao mùa

(lamchame.vn) - Thời tiết thay đổi không chỉ là điều kiện tốt cho những căn bệnh liên quan đến mũi và họng mà tai cũng biểu tỉnh. Với kiểu khí hậu ẩm thấp do những trận mưa giao mùa, trẻ em dễ bị mắc bệnh nấm ống tai.

Nếu nói viêm tai giữa thì có lẽ nhiều bậc phụ huynh đều biết nó nguy hiểm như thế nào. Thực chất viêm tai giữa chỉ là 1 trong rất nhiều triệu chứng khiến nấm ống tai xuất hiện. Lỗ ống tai hẹp khiến cho dịch tiết dễ bị ứ đọng mủ tai chảy liên tục tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài ra, một số thái độ quá tích cực của các bố mẹ như: việc vệ sinh quá thường xuyên gây tổn thương thành ống tai, hay việc nhỏ tai quá nhiều bằng các thuốc kháng sinh gây tổn thương hệ vi khuẩn có ích trong ống tai ngoài cũng là những điều kiện thuận lợi cho loại bệnh lý này.

Hầu như trẻ em đều có khả năng cao bị nấm ống tai với những biểu hiện như ngứa tai, trẻ thấy ù tai hoặc nghe kém 1 bên. Nếu tiến hành khám bằng máy nội soi thì sẽ thấy hình ảnh từng đám hay một lớp trắng đục bám ở ống, màng tai; có khi kết thành một màng trắng dễ lầm với mủ tai trong trường hợp có viêm tai giữa kèm theo; khối trắng đục lấp một phần hay cả ống tai ngoài. Nấm chỉ được điều trị dứt điểm khi lẩy bỏ được tổ chức nấm,  lau sạch ống tai và màng tai bằng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%. Tai là bộ phận nhạy cảm vì thế cha mẹ không nên tự lấy ở nhà mà nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu để thực hiện. Ngoài ra chỉ nên vệ sinh tai cho trẻ nhỏ từ 1-2 lần bằng bông mềm. Hoặc hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé.

Nếu bé gặp vấn đề về tai hãy đưa bé đến gặp bác sỹ thay vì tự giải quyết tại nhà

Không chỉ vệ sinh tai mà cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc với những tiếng ồn lới có tác động tiêu cực. Không nên để bé dùng tai nghe chung với người lớn và nên giáo dục con cách tự bảo vệ tai của mình, tuyệt đối không để nước lọt vào tai. Hướng dẫn con khi tắm nếu nướcvào tai thì cần nghiêng đầu, tay kéo tai và nhảy dậm chân vài lần cho nước chảyngược ra; tuyệt đối không ngoáy tai. Hãy giáo dục để con hiểu rằng tai không nhữnglà bộ phận thính giác quan trọng mà còn có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì thế hãy trân trọng và yêu thương bộ phận quan trọng của cơ thể này để có thểm cảm nhận cuộc sống tốt hơn.

Theo sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU