Ngay trước khi qua đời, Pascal đang tập hợp những triết lí của mình thành một tuyển tập thần học mà sau này được gọi với cái tên "Cuốn sách Pensées". Tác phẩm chủ yếu nói về các giả thiết toán học khi được áp dụng vào cuộc sống để lựa chọn cho mình một đức tin. Ngoài ra, cuốn sách còn thực sự kì bí ở những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống, của việc sinh ra là-một-con-người. Nó là hình thái của triết học được ra đời trước cả khi triết học thực sự trở thành một lĩnh vực để nghiên cứu.
Có quá nhiều những suy nghĩ tâm đắc trong cuốn sách đáng được suy ngẫm lại, chúng khiến người ta phải thực sự giật mình ở nhiều góc độ. Tuy vậy, một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Pascal đã tóm lược được những trăn trở cả đời của ông, cũng như mọi vấn đề của nhân loại.
|
Theo Pascal, chúng ta sợ sống và tồn tại trong im lặng, sợ việc không là-một-cái-gì-đó-trên-đời. Chúng ta ghét sự nhàm chán, lặp lại và tình nguyện để cho sự xao lãng xâm chiếm. Chúng ta không nghĩ ra cách nào khác ngoài chạy trốn khỏi các vấn đề cảm xúc bằng cách tự an ủi thậm chí là huyễn hoặc bản thân.
Vấn đề duy nhất ở đây là: loài người chưa bao giờ học cách ở một mình.
Xã hội càng hiện đại, lời cảnh báo của Pascal càng chính xác. Nếu có một từ nào đó diễn đạt chính xác những vấn đề của thế giới trong suốt 100 năm qua thì đó ắt hẳn là "sự kết nối".
Sự cô đơn được đề cập khá phổ biến trong giới tâm lí học ngày nay và là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu, bài báo và các cuộc phỏng vấn đến nỗi đôi khi bạn chỉ mong rằng các nhà nghiên cứu về vấn đề này sẽ biến mất, và khi đó bạn sẽ có thể “tự kỉ” một mình. Có lẽ bạn cũng biết rằng sự cô đơn có thể gây chết người, nó liên quan đến bệnh tim, mất ngủ và trầm cảm, và là một dự báo của cái chết sớm. Nhưng một giải pháp mới để vượt lên trên sự cô đơn là chúng ta nên chào đón nó, coi nó như là một “điều tốt”.
Nhà tâm lý học người Đức Maike Luhmann phát biểu trên các diễn đàn ở Mỹ: “Có những lúc, sau khi cố gắng kết nối lại với mọi người, bạn vẫn chọn cô đơn. Đây là một dấu hiệu từ hệ thống tâm lý của con người rằng có một cái gì đó đang bị tàn lụi dần. Đó là một “hệ thống cảnh báo sinh học” đã tiến hóa qua hàng thiên niên kỷ, cảnh báo mức độ nguy hiểm của sự cô lập. Đúng, cô lập không phải là quá nguy hiểm. Một người sống ở London không có bạn bè vẫn có thể sống khỏe mạnh mà không lo bị ăn thịt hay chết đói. Nhưng có một lý do khiến sự cô đơn gây ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều. Đôi lúc nó gây ra đau đớn.”
Nếu chúng ta có xu hướng chống lại những suy nghĩ về cảm xúc tiêu cực thì đó có thể được xem như một sự đổ lỗi. Nói với một người cô đơn rằng họ nên ra ngoài nhiều hơn dường như mang theo ngụ ý họ cô đơn là lỗi của chính họ.
Tương tự như vậy, một số hình thức của bệnh trầm cảm là một phản ứng hợp lý trong những tình huống tồi tệ, có lẽ đó là thời gian chúng ta dừng lại một mối quan hệ, hoặc đối đầu với một cuộc xung đột nội tâm.
Nhưng chúng ta không muốn nghe điều đó; đổ lỗi cho một “sự mất cân bằng sinh học” có vẻ chẳng hợp lí chút nào. Tại sao chúng ta không thử nghĩ việc điều trị trầm cảm chỉ đơn giản là giải quyết một vấn đề, như vậy có lẽ sẽ tốt hơn việc nghĩ nó giống như triệu chứng của một căn bệnh.
Tuy nhiên,vấn đề ấy nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể trở thành một căn bệnh mãn tính. Một vòng tròn luẩn quẩn bắt đầu. Bạn xem môi trường xung quanh của bạn như là thù địch, họ đang làm cho bạn cảm thấy rất tồi tệ, vì vậy bạn đáp lại với người khác theo những cách không được thân thiện lắm, hoặc có khi là tránh tiếp xúc hoàn toàn với họ.
Đây là loại cô đơn đòi hỏi một phản ứng khéo léo, bạn cần phải chú ý đến những cảnh báo của cơ thể mà không bận tâm đến những suy nghĩ tiêu cực. Cũng tương tự với nỗi đau thể xác. Phẫu thuật đi liền với rủi ro, không ai mong muốn nó, nhưng đôi khi nó là chính xác những gì bạn cần.
Hãy học cách làm quen với sự cô đơn và cuộc sống này chắc chắn sẽ bớt đi nhiều phần buồn bã.
Theo sohuutritue.net.vn