Nằm trong top đầu đó là rau dền cơm – loại rau vốn mọc dễ, thậm chỉ được ví von là như cỏ dại. Chỉ cần tưới nước đầy đủ là chúng nảy mầm đâm lá mà hầu như không có sâu bọ nào. Rau dền cơm còn có tên là rau trường thọ có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, cung cấp chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. |
Ngọn rau lang cũng là 1 sự lựa chọn tốt cho mẹ nếu muốn chế biến đồ ăn dặm cho con. Cây rau lang dễ mọc, dễ thích nghi với hoàn cảnh và có sức chống chịu với sâu bệnh tương đối tốt. Vì vậy nếu con đang gặp vấn đề về táo bón mẹ hay nấu cháo rau lang với thịt lợn, thịt bò hay tôm để con cải thiện tình hình. |
Trơn, mềm – dễ nuốt, rau mùng tơi chưa bao giờ khiến cho mẹ bỉm sữa lo lắng rằng con có thích ăn hay không. Bởi hầu hết những đứa trẻ đều cảm thấy ăn rau mùng tơi rất thú vị. Tuyệt hơn nữa là côn trùng hay sâu bọ lại không thích loại rau này, những người nông dân hầu như không dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào khi trồng rau mùng tơi. |
Bầu – bí – mướp, những loại cây leo giàn này cũng rất ít sâu bệnh, mẹ bỉm sữa chớ nên bỏ qua. Hơn nữa chúng lại rất dễ làm mềm, có thể cầm nắm được nên con có thể có thêm kỹ năng cầm nắm, kỹ năng nhai – nuốt.
|
Các chuyên gia dĩnh dưỡng luôn tư vấn các bà mẹ nên để con ăn đậu hà lan khi bé được 6 – 8 tháng tuổi bởi loại hạt này có nhiều chất xơ và vitamin. Hơn nữa chúng cũng rất an toàn vì không có sâu bệnh. Mùa nào thức nấy, hãy dùng công thức này để hạn chế thêm 1 lần nữa nguy cơ thuốc trừ sâu trên rau củ, để có yêu có những trải nghiệm ăn dặm tuyệt vời nhất mẹ nhé. |
Theo sohuutritue.net.vn