Bé 5 tuổi tử vong sau cắt amidan: Những trường hợp này tuyệt đối không nên cắt

(lamchame.vn) - Chỉ sau khi cắt Amidan vài phút, bé trai 5 tuổi ở Yên Bái đã bị sốc gây mê và tử vong vài tiếng sau đó

Theo lời kể gia đình, tháng 10-2018, gia đình có đưa cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám thì được bác sĩ tư vấn nên cắt Amidan sau khi điều trị dứt điểm tình trạng viêm. 1 tháng sau, sau khi được bệnh viện thông báo đủ điều kiện cắt Amidan, gia đình đưa cháu bé đi cắt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, Tuy nhiên, sáng 21-11, sau khi vào phòng mổ cắt Amidan, các bác sĩ thông báo cháu bị sốc khi gây mê. Vài giờ sau, bệnh viện thông báo cháu tử vong.

 

Amidan là bộ phận nằm ở thành họng, là bộ phận đầu tiên tiếp xúc virus, vi khuẩn gây bệnh cho mũi họng. Ngoài ra, bộ phận này cũng có tác dụng như “lá chắn” chống lại sự tấn công của nấm, khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết…  Do đó, việc cắt Amidan là điều không đơn giản, phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Do cấu trúc Amidan có nhiều khe, hốc nên Amidan dễ bị virus tấn công khi cơ thể giảm sức đề kháng dẫn đến viêm Amidan, gây đau họng, khó thở, khò khè, ho, sốt, nôn ói…

Nếu Amidan viêm nhiễm lâu ngày sẽ trở thành cấp tính với nhiều biến chứng như gây sốt cao, viêm phế quản, nổi hạch, thở bằng miệng gây ngáy, ngừng thở khi ngủ. Viêm Amidan cũng có thể ảnh hưởng đường thở, khiến ôxy lên não trẻ bị thiếu, sa sút thể chất trí tuệ hoặc ảnh hưởng khứu giác, vị giác. Amidan quá lớn cũng có thể gây nhiễm trùng tai mũi họng, viêm xoang, thanh khí phế quản…

Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ đều có thể thực hiện thủ thuật cắt Amidan. Theo các nhà khoa học, khoảng 10% khả năng sau phẫu thuật, Amindan sẽ trở lại sau vài năm và gây biến chứng viêm nặng hơn. Do đó, trước khi phẫu thuật cắt Amidan cho trẻ, người lớn cần nghe sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ hoặc nhiều bác sĩ càng tốt nhằm lựa chọn được biện pháp phù hợp hoặc thay thế.

Trẻ tuyệt đối không được cắt Amidan trong những trường hợp sau: Ưa chảy máu, tối loạn đông máu, suy tim, cao huyết áp, đang viêm nhiễm cấp tính, cúm, sởi, sốt xuất huyết.

Ngoài ra, những người đang mắc phải những bệnh mạn tính chưa ổn định, phụ nữ có thai, kinh nguyệt, cho con bú cũng không được cắt Amidan. Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn 30 tuổi cũng không được thực hiện thủ thuật này.

Sở dĩ, chúng ta cần cẩn trọng trong việc cắt Amidan trẻ em vì những cơn viêm Amidan ở trẻ em sẽ giúp hình thành miễn dịch ở các con, có lợi cho cơ thể.

 

Trong trường hợp trẻ buộc phải cắt bỏ Amidan, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách như trong 10 ngày sau cắt cho con ăn thức ăn mềm, lỏng, nguội… Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ chất trong những ngày này, không vui hơi hoạt động quá sức, hò hét ảnh hưởng vết mổ.

Ngoài ra, phụ huynh cần nhắc nhở con vệ sinh răng miệng đúng cách và uống thuốc theo toa, tái khám đúng lịch bác sĩ quy định.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang