Có “3 củ” mà đòi suốt ngày…
Các chủ nợ có thể là người bạn cho vay tiền, là người bán hàng online, cũng có thể là người quen biết. Còn con nợ cũng có thể là người quen, bạn bè, thậm chí là người thân cùng họ hàng, người chủ xưởng sản xuất, cửa hàng, người làm thuê…, nhưng gần cuối năm thua lỗ thì không có tiền trả cho người làm hoặc không thể trả lương cho lao động vì nhiều lý do.
Đòi nợ phải đưa lên mạng xã hội vì quá đau đầu, ức chế (Ảnh chụp qua mạng xã hội) |
Cũng nhiều người tin tưởng, mua hàng online và bị lừa khi trả tiền trước, nhưng hàng mãi không đến, gọi lại số điện thoại đã kết nối thì ngoài vùng phủ sóng. Cũng không ít người bán hàng online trên mạng kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”, giao là hàng xịn, đắt tiền, nhưng khi nhận lại là hàng rởm, kém chất lượng, trong khi tiền đã trả người bán với giá cao, đòi đổi hàng không được, mà đòi lại tiền cũng không xong, người bán hàng đã “mất hút”.
Tài khoản facebook Thảo Hiền ngán ngẩm than: “Ôi mình thì ngày ngày nhắn cái tin, gọi điện mà 5 tháng nay chỉ nhận được câu: Em đợi mai/mốt chị chuyển khoản, chị sắp có tiền... , mà trên fb của chị đó đăng toàn ảnh sang chảnh, giàu có thôi rồi. Sao 2 vài triệu đồng không trả nổi cho người ta?”
Nick Facebook ToanLe đồng cảnh chia sẻ: “Nó không trả tiền mình, mà còn chửi hay chặn fb, zalo, số điện thoại, thì bỏ ra 1 triệu đồng, mướn dàn loa ấy, tới nhà nó đứng trước cửa đòi. Nhớ xin lỗi bà con xung quanh trước khi làm. Rồi viết tay 2 chữ trả nợ to thật to, treo trước cửa nhà nó”.
|
||
Chuyện đòi nợ nan giải với những người nợ chây ỳ |
“Em có mụ nợ em 3 củ, lấy hàng xong nhưng không trả tiền. Cái khoản của mụ này em cay lắm, đã không trả còn thái độ là có 3 củ mà đòi suốt ngày, mà 3,5 củ. 2 năm rồi cứ sáng mồng 1 Tết em gọi điện em hỏi em trêu cho tức điên. Cái khoản này em biết là không lấy được, nhưng em vẫn phải nói cho bõ ức vì ghét cái mặt” – nick facebook Lylinhtinh ấm ức chia sẻ.
“Mình cho bạn mượn 5 củ, nói 1 tuần trả mà giờ hơn 2 năm rồi không trả. Đòi thì muôn ngàn lí do. Giờ nó chặn Fb, zalo thay số điện thoại luôn mới tức chứ” – nick name Hoa Hồng cho biết.
“Từ cái Tết 2015, mượn 3 triệu đồng. Lúc mượn thì xin xỏ mượn góp mua xe, mình cũng bạn bè cấp 2 thân thiết tốt bụng cho mượn, mà cũng ngu là biết nó không công ăn việc làm gì, mà cứ thương tình cho mượn.
Mới từ Tết năm ngoái, nó đi làm mới trả món nợ lỳ đòi lên đòi xuống được 800k. Nói nó bảo về rồi mà bận quá này nọ , hẹn qua đưa tiền thì hẹn cho đã rồi xe hư… không đến được. Giờ mình cũng coi như là mất 2,2 triệu đó, nên không thèm đòi nữa. Đăng lên facebook bày tỏ cho đỡ tức thôi. Mong là nó sẽ thấy, mặc dù nó là con trai, nhưng mà dạng đàn ông mặc váy.”
Nick facebook Nguyễn Ly ức chế than: “Cho em xin bí kíp với ạ, khổ quá em đi làm thuê nửa năm rồi, giờ sắp Tết mà nó không chịu trả lương các chị ạ, em như đi xin ý mà không được”.
|
||
Các nick name cùng cảnh ngộ không thể đòi được nợ vì muôn nghìn lý do |
Nên hay không nên đòi nợ trên mạng online?
“Có 1 anh mua đồ hết 1 triêu đồng của 1 cửa hàng, không biết vì lí do gì mãi không trả tiền. Chủ tiệm liên lạc kiểu gì cũng không được, thế là chị chủ tiệm posd luôn hình anh này cùng kiểu như lệnh đòi nợ lên mạng cho bạn bè và người quen của anh ta đọc được. Em thì em không bênh đâu, nhưng mà em thấy sợ thiệt. Như em cũng may đồ cho người ta nhiều, người may xong nợ tiền lại vài tháng, có khi cả năm hay 2 năm sau, nhưng họ vẫn nhớ dù em không hỏi tới, chỉ nhắc 1 lần lúc giao đồ là chị nhớ mang tiền trả em nhé... Đôi khi họ bận hay họ có lí do nào đó... Nếu có thể, hãy nhắc nhở họ, đâu cần bêu họ lên với số tiền chỉ 1 triệu đồng, và coi như chúng ta rút được kinh nghiệm quản lý bán hàng tốt hơn... Vậy mà đăng tải hình ảnh họ lên cùng những lời lẽ ....azzzz... thiệt chứ .....” – chia sẻ của Hùng Nguyên này cũng nhận được nhiều đồng tình và tranh cãi.
|
Rất nhiều người cho rằng, không muốn phải đưa nhau lên mạng để bôi nhọ, bêu riếu nhau, vì đa số người cho vay và người nợ kiểu gì cũng có mối quen biết, có khi còn là người thân… thì mới tin tưởng, cho nhau vay, cho nợ tiền, nợ hàng…. Nhưng không phải vì thế mà người nợ “lạm dụng lòng tin” của người bạn, người thân mà không tìm cách trả nợ, hoặc có khi vay thì được, nhưng trả lại tiếc. Dẫn đến muốn chặn cả fb, zalo, điện thoại… để đỡ bị đòi nợ.
Có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh vấn đề đòi nợ đưa lên mạng xã hội như thế này |
Đa số, vay – nợ mà không giải quyết được vì bất cứ lý do nào, đều dẫn đến tiền mất, tình cũng tan. Nhiều mối quan hệ đã rạn nứt, tan vỡ vì chuyện cho vay và nợ không trả…, đọng lại những trăn trở về các mối quan hệ qua mạng xã hội, quan hệ trong cuộc sống… liên quan đến đồng tiền. Không ít trường hợp đang là bạn bè, đồng nghiệp, bạn hàng… bỗng trở thành nạn nhân của các vụ lừa tình, đoạt tiền, tài sản, thậm chí còn bị uy hiếp tính mạng.
Để không rơi vào hoàn cảnh trên, mỗi người chúng ta chỉ còn cách thận trọng cho cho ai đó vay mượn tiền, hàng, đồ dùng đắt tiền. Còn ai đó đã phải đi vay, được người thân, bạn bè giúp đỡ lúc khó khăn, thì cũng nên tính toán để trả nợ trong thời gian sớm nhất, tránh để tiền mất, tình cũng tan, nhiều hệ luỵ đau lòng xảy đến ngoài ý muốn./.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.