Cha mẹ hãy lưu ý 4 kiểu bắt nạt học đường này để bảo vệ con

(lamchame.vn) - Không như nhiều người nghĩ, bắt nạt không chỉ có việc trẻ bị đánh, mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhận thức về những kiểu bắt nạt không những giúp phụ huynh trang bị cho con cách đề phòng bị bắt nạt mà còn giải quyết các tình huống chiều hướng tốt hơn.

Mới chuyển trường từ Nghệ An vào TP HCM sinh sống được 1 năm nay, đứa con trai 12 tuổi của chị Liên thời gian gần đây có những biểu hiện lạ như suốt ngày bần thần, buồn bã, ba mẹ hỏi thì cáu giận. Liên lạc cô giáo chủ nhiệm hỏi tình hình về con, chị nhận được câu trả lời là cháu học hành, vui chơi bình thường, không có vụ việc nào lớn xảy ra trên lớp. Tuy nhiên, tuần trước, chị phát hoảng khi phát hiện áo con dính đầy đất, chân tay có vài vết bầm tím.  “Tôi rất lo lắng, đoán con bị bắt nạt ở trường nhưng hình thức nào, xử lý ra sao thì vợ chồng đang bàn nhau. Cô giáo chủ nhiệm không thể nắm hết tình hình cụ thể hơn 40 học sinh trong lớp, nên con mình mình phải lo”, chị Liên tâm sự.  

 

Một trong những vấn đề nhạy cảm nhưng quan trọng nhất của việc nuôi dạy con cái là bảo vệ con khỏi bắt nạt. Cảm giác huynh nghe con bạn về nhà khóc hoặc buồn bã về hành vi bắt nạt của những người khác cảm thấy vừa đau xót vừa bất lực của nhiều phụ huynh.

Không như nhiều người nghĩ, bắt nạt không chỉ có việc trẻ bị đánh, mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhận thức về những kiểu bắt nạt không những giúp phụ huynh trang bị cho con cách đề phòng bị bắt nạt mà còn giải quyết các tình huống chiều hướng tốt hơn.

Bắt nạt thể chất

Bắt nạt thể chất là loại bắt nạt phổ biến nhất, xảy ra khi một kẻ bắt nạt có vóc dáng lớn hơn, mạnh mẽ, hung hăng hơn, đi đe dọa, uy hiếp những học sinh yếu hơn. Bắt nạt bao gồm những hành vi như đánh, đá, đấm, chặn chân vấp ngã, chặn đường, thậm chí giật tóc... Tất cả những hành vi chạm vào cơ thể người khác không phù hợp cũng được xếp vào loại bắt nạt này.

Nữ sinh Việt Nam đánh nhau. Ảnh cắt từ clip Youtube

Làm thế nào để xác định?

Đây là loại bắt nạt dễ nhận biết nhất. Cha mẹ nên luôn luôn cảnh giác với những vết bầm tím và vết thương không giải thích được vì trẻ em hiếm khi nói với cha mẹ về những gì chúng đang trải qua.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu con bạn không chịu đến trường với nhiều lý do đau bụng, đau đầu không giải thích được, thì đã đến lúc bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện đó. Đừng hỏi thẳng vào vấn đề mà đó hãy cố gắng tạo ra một cuộc trò chuyện bình thường với con. Bạn cũng có thể nói với con về những kinh nghiệm của cha mẹ lúc còn nhỏ từng bị bạn bè bắt nạt của bạn ở trường và cách đối phó với nó. Khi có kiến thức, con có thể tự giải quyết.  

Nhưng hãy nhớ rằng nếu các vụ bắt nạt này lặp đi lặp lại liên tục, bạn có thể cần phải báo cho hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

2. Bắt nạt bằng lời nói

Bắt nạt bằng lời nói liên quan đến việc sử dụng những từ ngữ, lời nói gây tổn thương, thậm chí đe dọa. Những lời nói, bình luận ác ý này được thực hiện với mục đích cuối cùng là làm tổn thương ai đó. Bắt nạt bằng lời nói có thể là sự lăng mạ về ngoại hình, giới tính, tôn giáo hoặc thậm chí cả cách họ cư xử. Nó cũng liên quan đến chế giễu cách ai đó nói chuyện.

 

Làm thế nào để xác định?

Bắt nạt bằng lời nói có thể khiến phụ huynh không dễ nhận ra như bắt nạt thể chất nhưng có rất nhiều dấu hiệu và sự im lặng có thể xác định chính xác về nó. Con bạn có thể bắt đầu buồn phiền vì tổn thương lòng tự trọng, trở nên tự ti và bắt đầu rút lui trong những cuộc vui của trường, lớp. Ngoài ra, con cũng nhạy cảm hơn, dễ xúc động.

Phụ huynh nên làm gì?

Trước hết, cha mẹ cần làm công tác tư tưởng để con biết rằng chúng xứng đáng được đối xử tốt và tôn trọng. Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, cha mẹ phải nói chuyện với nhân viên tư vấn học đường của trường (nếu có) hoặc cô giáo chủ nhiệm, cũng tìm ra những cách tốt hơn để đối phó với kiểu bắt nạt bằng lời nói này. Dạy con bạn cách tự đứng lên thay vì dạy chúng chỉ bỏ qua các lời nói ác ý.

3. Bắt nạt trực tuyến

Kiểu bắt nạt này khó phát hiện nhất và có lẽ là nguy hiểm nhất. Đã có nhiều trẻ em, thanh thiếu niên tự tử dưới danh nghĩa của những thách thức, bao gồm thử thách Cá voi xanh và Momo. Bắt nạt trên mạng có thể bao gồm mọi thứ từ việc đe dọa trực tuyến đến gửi các văn bản và email gây tổn thương và làm sợ hãi.

 

Cách xác định

Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ lượng thời gian con họ dành để lên mạng, đặc biệt coi chừng con thức dậy giữa đêm để online. Chú ý khi trẻ có biểu hiện khó ngủ hoặc ngừng chơi các trò chơi vận động bên ngoài.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu bạn nghi ngờ con bạn đang bị đe doạ trực tuyến, trước hết bạn cần tăng cường sự an toàn trên internet trong gia đình bằng cách đặt giới hạn thời gian lên mạng của con. Ngoài ra, cha mẹ cần chặn các trang web có khả năng gây hại trước khi bàn giao bất kỳ thiết bị thông minh nào cho con và kiểm tra các hoạt động trực tuyến của chúng.

Nói chuyện nghiêm túc với con về vấn nạn đe doạ trực tuyến và dặn con hãy thông báo cho cha mẹ khi có bất cứ ai làm phiền chúng.

4. Bắt nạt qua mối quan hệ

Đây là kiểu nói xấu sau lưng bằng cách lợi dụng mối quan hệ để thêu dệt, lan truyền những tin đồn tệ hại không có thật về con bạn. Kiểu bắt nạt này có thể diễn ra ở bất cứ đâu, từ bàn ăn trưa, sân chơi đến các lớp học.

 

Làm thế nào để xác định?

Hãy chú ý đến cách con bạn tương tác với các bạn cùng trang lứa. Nếu con trở nên cô độc và không đam mê bất kỳ hoạt động xã hội nào, đó có thể là dấu hiệu đáng ngờ.

Phụ huynh có thể làm gì?

Các nhà trị liệu luôn khuyến khích có một cuộc thảo luận gần gũi với con về những gì xảy ra trong ngày. Cha mẹ hãy tạo một thói quen giúp con tâm sự cảm nhận của bản thân và những điều làm chúng hạnh phúc. Từ đó, cần khuyến khích con làm theo sở thích và phát triển tài năng của mình. Ngoài ra, hãy giải thích với con rằng những kẻ bắt nạt mới là người cần sự trợ giúp nhiều nhất vì tâm sinh lý không bình thường.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang