3 tuổi – 7 tuổi và 10 tuổi, đó là 3 độ tuổi mà bé trải qua những giai đoạn quan trọng để hoàn thành não bộ. Sau đó, những hành vi – suy nghĩ sẽ không còn nhiều thay đổi nữa.
Ở giai đoạn bé 3 tuổi
|
Đây là thời điểm đầu tiên để nuôi dưỡng bản năng của trẻ. Lúc này bé đã có nhận thức về sở thích cá nhân mình, không còn muốn phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Bé thích – bé yêu hay bé ghét điều gì, bé đều thể hiện tương đối rõ ràng. Tại thời điểm này, trẻ con không thích nhồi nhét quá nhiều kiến thức, tuy nhiên chúng sẽ tự cảm thấy hạnh phúc khi học được những điều mới mẻ. Đặc biệt, trong độ tuổi này, trẻ con không biết làm sao để thể hiện cảm xúc của mình nên sẽ khóc hoặc đánh. Vì vậy, trước tiên bố mẹ cần phải hiểu nhu cầu của trẻ, sau đó cho chúng cơ hội để lựa chọn, cố gắng không sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Phải kiên nhẫn để bé hiểu và nhận thức vấn đề chứ đừng dùng lời nói và hành động khiến bé phải thay đổi theo ý muốn của người lớn.
Giai đoạn bé 7 tuổi
|
Đây là giai đoạn bé muốn làm người lớn, muốn được làm những công việc của người lớn, ăn mặc như người lớn và suy nghĩ như người lớn. Vì thế bé không muốn bị kìm kẹp và đối xử như những đứa trẻ. Trên thực tế, ở giai đoạn này, chúng cần phải ra ngoài nhiều hơn, để làm quen nhiều thứ. Bố mẹ không nên ép con liên tục học bài hay làm bài, điều này sẽ khiến chúng dễ ủ rũ và có những thói quen xấu. Thay vào đó, hãy trò chuyện với con nhiều hơn, nhẫn nại với con để lắng nghe con nó. Tạo cho con những suy nghĩ tích cực để con hiểu rằng bố mẹ đang tôn trọng con như những người bạn.
Giai đoạn bé 10 tuổi
|
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bộ não của trẻ trong giai đoạn này thuộc về sự hướng dẫn và mệnh lệnh của bố mẹ nhiều hơn. Nếu như bố mẹ có kinh nghiệm giáo dục phong phú sẽ có thể hướng dẫn chúng đi theo con đường rõ rằng. Thay vì nói rằng: "Con phải làm như vậy mới đúng", thì có thể thay bằng: "Con muốn làm như thế nào", để chúng cảm thấy mình được tôn trọng và có sự chọn lựa cho bản thân. Đây là giai đoạn bé rất dễ hư nếu bố mẹ không biết cách đối xử với con. Nếu con quá bướng bỉnh, đừng lấy đó làm chuyện buồn hay đáng thất vọng. Hãy xem lại chính mình để điều chỉnh lại hành vi và lời nói, từ đó hiểu con hơn. Bạo lực không khiến trẻ ngoan hơn, biết suy nghĩ hơn mà chỉ khiến trẻ trở nên cực đoan hơn trong suy nghĩ và hành động mà thôi,
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.