Quả không hề tai khi nói rằng chuột đồng đang khiến cho người dân làng Kumarikata, bang Assam, Ấn Độ kiếm được những món tiền ra tấm ra món, hơn hẳn việc canh tác nông nghiệp. Thậm chí vào mùa đông, nghề bẫy chuột bán ở những cánh đồng lúa còn hot chả kém gì những nghề thu nhập tốt ở vùng công nghiệp.
Theo 1 người làm nghề bẫu chuột thì họ thường bẫy bằng những thanh tre tự làm. Có những hôm họ sẽ bẫy được 10 => 20 kg chuột, vừa để bảo vệ mùa màng vừa có thu nhập và có miếng ăn ngon.
Thịt chuột được bán ở Ấn Độ |
Thông thường, những chú chuột đồng sau khi được bẫy sẽ được lột da, chế biến sẵn để bày bán trong ngày chợ phiên cuối tuần. Người trong làng vào mùa đông sẽ ăn thịt chuột nhiều hơn cả thịt lợn, thịt gà. Giá một kg thịt chuột được bày bán với giá khoảng 200 rupee (65.000 đồng), một mực giá phải chăng vì thế họ không ngần ngại mua thật nhiều bởi thường thì mùa chuột đồng sẽ không kéo dài. Ở vùng quê này, thịt chuột sẽ được các bà nội trợ nấu với nước sốt cay để làm món ăn dịp cuối tuần.
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe thì loại chuột mà loài người dùng để bắt ăn thịt là chuột đồng, chúng sống ở những nơi thoáng mát, chủ yếu ăn lúa gạo, bắp, khoai mì và các thức ăn trong tự nhiên (như cua, ốc...). Với môi trường sống như vậy chúng sẽ không tiêu thụ các loại thức ăn công nghiệp và hóa chất như nhiều loại vật nuôi nên thịt tương đối sạch. Tuy nhiên không phải là không có nguy cơ khi ăn thịt chuột.
Rủi ro lớn nhất khi ăn thịt chuột là nguy cơ nhiễm virus dịch hạch – một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Bệch này có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn trên địa bàn quốc gia. Khi bị nhiễm virut này bạn sẽ có dấu hiệu ở phổi, đờm loãng, bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, biến chứng phù phổi cấp từ đó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.