Tuyệt chiêu trị “đít nhôm” ăn vạ của mẹ bỉm sữa

(lamchame.vn) - Việc là con cháu “đít nhôm” sẽ khiến cho trẻ được nuông chiều hơn bình thường. Từ đó sự ích kỷ, ăn vạ của trẻ được dịp dậy sóng. Nhưng 1 bà mẹ bỉm sữa đã có cách trị cơn ăn vạ của con vô cùng hiệu quả và được nhiều bà mẹ khác hoan nghênh, chia sẻ.

Chị Hiểu Nguyệt có 1 bé trai 3 tuổi. Cháu là bố và ông bà đặc biệt cưng chiều vì là đích tôn. Dịp Tết vừa qua, về quê cậu bé được dịp hành cả nhà khi động một chút là lăn ra ăn vạ. Ông bà vì thương và xót cháu nên không một lời quát mắng, làm gì cũng được, miễn là cháu vui.

Tuy nhiên đỉnh điểm là 1 ngày Tết khi ông bà đang tiếp khách, cậu bé bắt đầu gây rắc rối và đòi đồ chơi. Mẹ bé không đồng ý, bé lập tức khóc lóc liên tục, không những thế còn nằm trên sàn nhà lăn qua lăn lại, hét lên thật lớn như muốn gây sự chú ý với ông bà. Ngay lập tức bà nội đã chạy đến định ôm cháu nhưng chị Nguyệt đã can lại. Chị lập tức bế con vào phòng và để mặc con khóc suốt hơn một tiếng đồng hồ.

Để mặc con khóc là cách trị thói ăn vạ của con của mẹ bỉm sữa

Khi thấy việc khóc không có tác dụng, cậu bé đã ngưng lại và lân la làm lành với mẹ. Lúc này chị Nguyệt đã nhẹ nhàng với đứa trẻ rằng đây là một hành động không tốt, trong mắt khách cậu bé sẽ là đứa bé hư. Cậu bé hiểu chuyện và ôm mẹ xin lỗi và vui cười trở lại.

Câu chuyện này được  Nguyệt chia sẻ trên mạng xã hội của mình và  được các bậc phụ huynh khác khen ngợi. Chị Nguyệt cũng thừa nhận khi con khóc dai chị cũng rất xót ruột nhưng chị quyết không thỏa hiệp bởi nếu chiều theo con thì sẽ khó mà dạy được con. Từ góc nhìn của các chuyên giam tâm lý, các chuyên gia khuyên bậc phụ huynh để đối phó với cơn ăn vạ của con cần áp dụng những điều sau :

- Trước hết bố mẹ cần phải sắt đá trong y chí, không được xuống nước, không được phân tâm kể cả khi có những lời rèm pha cam ngăn của ông bà. Tuyệt đối  không được nhượng bộ mà phải chuẩn bị tâm lý cho những trận khóc lôi đình hay những tiếng la hét đau đầu, dù vậy vẫn phải quan sát để nếu con có vì khóc nhiều quá mà sặc hay ngạt thở thì có biện pháp kịp thời. Không để con khóc 1 mình trong phòng kín quá lâu.

- Hãy làm công tác tư tưởng với người thân, không để người khác xen vào chuyện dạy dỗ trẻ, vì khi mẹ cương quyết mà có người dỗ dành thì mọi kỷ luật sẽ trở nên vô nghĩa và phản tác dụng.

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang