Khi mang thai nên nằm ngủ ở tư thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

(lamchame.vn) - Khi mang thai, mẹ bầu cần được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, đặc biệt là sức khỏe giấc ngủ. Bà bầu cần được nghỉ ngơi đầy đủ và có một giấc ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm ngủ. Tùy vào từng thời điểm mang thai mà mẹ bầu cần có những tư thế ngủ khác nhau để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ, đồng thời không gây chèn ép lên thai nhi.

Giai đoạn 1-3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi mới chỉ đang bắt đầu phát triển trong tử cung và dựa vào khung xương chậu của mẹ. Do đó, mẹ có thể ngủ với tư thế nào tùy thích, miễn là tư thế đó giúp mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên nằm sấp hay ôm gối ngủ bởi tư thế nằm ngủ khi mang thai này có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của mẹ.

Mẹ có thể nằm tư thế nào tùy thích khi mang thai 3 tháng đầu tiên hình ảnh

Mẹ có thể nằm tư thế nào tùy thích khi mang thai 3 tháng đầu tiên. Ảnh: Internet.

Giai đoạn 4-7 tháng giữa thai kỳ

Thời gian này là lúc bụng bầu phải được bảo vệ tuyệt đối, cần tránh mọi tác động mạnh từ bên ngoài. Trong trường hợp mẹ bầu có nhiều nước ối hoặc mang thai đôi, cần nằm nghiêng khi ngủ để được thoải mái hơn, đồng thời không gây áp lực lên bào thai. Nếu thai phụ cảm thấy chân nặng nề và khó ngủ với những tư thế nằm nghiêng, có thể chuyển sang nằm ngửa và gác chân lên một chiếc gối mềm để giảm căng tức chân.

Thời gian này là lúc bụng bầu phải được bảo vệ tuyệt đối, cần tránh mọi tác động mạnh từ bên ngoài hình ảnh

Thời gian này là lúc bụng bầu phải được bảo vệ tuyệt đối, cần tránh mọi tác động mạnh từ bên ngoài. Ảnh: Internet.

Giai đoạn 8-9 tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn này, bụng bầu không chỉ cần được bảo vệ tuyệt đối khi mẹ vận động mà ngay cả khi ngủ, mẹ bầu cũng cần hết sức chú ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Trong thời gian này, tử cung thường ngả về bên phải, do đó tư thế nằm ngủ khi mang thai của mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên động mạch và xương chậu, đồng thời tăng cường lưu thông máu và bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Trong trường hợp mẹ bầu bị xuống máu chân, chân có dấu hiệu phù nề thì khi ngủ có thể vừa nằm nghiêng vừa gác chân lên một chiếc gối mềm để giảm phù nề.

Trong thời gian này, tử cung thường ngả về bên phải, do đó tư thế nằm ngủ khi mang thai của mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hình ảnh

Trong thời gian này, tử cung thường ngả về bên phải, do đó tư thế nằm ngủ khi mang thai của mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái. Ảnh: Internet.

Ngoài tư thế nằm ngủ khi mang thai, bà bầu cũng cần lưu ý những vấn đề như tránh nằm trên những chiếc giường quá cứng khi mang thai, không kê đầu quá cao và sử dụng chăn mền có chất liệu là sợi nhân tạo,... Điều này không những giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe bà bầu tốt hơn.

Phải làm sao khi mẹ bầu có giấc ngủ không thoải mái?

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu thường bị căng tức ngực khi ngủ, do đó thường không thể nằm sấp. Khi bụng lớn thêm một chút lại không thể nằm ngửa vì cảm thấy khó chịu. Trong những tháng giữa và cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh . Việc nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến thai nhi đè lên cột sống và các tĩnh mạch. Bên cạnh đó, tư thế nằm ngửa khi mang thai lúc này cũng có thể gây khó thở, trĩ, ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa, tụt huyết áp, táo bón,... Ngoài ra, việc trọng lượng và kích thước của thai nhi tăng lên còn khiến cho bàng quang của mẹ bầu bị gây áp lực nhiều hơn, làm mẹ thường xuyên phải thức dậy đi vệ sinh khi ngủ, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của mẹ.

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu thường bị căng tức ngực khi ngủ, do đó thường không thể nằm sấp hình ảnh

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu thường bị căng tức ngực khi ngủ, do đó thường không thể nằm sấp. Ảnh: Internet.

Để giải quyết những vấn đề này, mẹ bầu cần tìm ra tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất. Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để những dưỡng chất được vận chuyển nhanh hơn đến thai nhi, đồng thời giúp thận hoạt động hiệu quả hơn. Rất nhiều chị em khi mang thai thường bị sưng phù bàn chân gây căng tức khó chịu. Để giảm phù nề cho chân, mẹ bầu có thể kê chân lên một chiếc gối mềm khi ngủ.

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng cảm giác thoải mái khi ngủ bằng cách chỉ mặc áo lót hoặc mặc trang phục rộng và thoáng, kết hợp với sử dụng một chiếc thắt lưng dành riêng cho bà bầu. Nếu mang thai vào thời tiết nóng, mẹ bầu có thể mặc trang phục có chất liệu từ cotton, còn vào thời tiết lạnh thì có thể mặc trang phục có chất iệu cotton pha len.

Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi nằm nghiêng thì có thể sử dụng thêm một miếng bọt biển mềm để đặt dưới ga giường, nơi đặt hông để giảm bớt cảm giác bức bí.

Biện pháp giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

  • - Luôn đi ngủ sớm và có thời gian đi ngủ cố định.
  • - Phòng ngủ cho mẹ bầu cần thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nên loại bỏ các thiết bị điện tử ra khỏi phòng để tạo cảm giác thanh bình hơn. Kết hợp sử dụng các loại rèm phù hợp để vừa ngăn cản ánh sáng hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • - Khi mang thai, chị em cần tránh sử dụng những đồ uống có cồn, cafein như rượu, bia, coca, trà, cafe,... và đặc biệt không uống vào buổi tối.
  • - Ăn tối sớm, tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, được tẩm ướp nhiều gia vị. Thay vào đó, nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng.
  • - Tập thể dục rèn luyện sức khỏe đều đặn. Có thể kết hợp nghe nhạc cổ điển, nhạc không lời.
  • - Tắm nước ấm trước khi ngủ, đồng thời massage chân và lưng nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu.
  • - Nếu cảm thấy khó ngủ vào ban đêm, mẹ bầu có thể chia ra các giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng tuyệt đối không ngủ vào buổi chiều tối.
  • - Trường hợp mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như đi dạo, đọc sách, nghe nhạc,... thì cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân và giải pháp kịp thời.
  • Biện pháp giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn hình ảnh
    Biện pháp giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Ảnh: Internet.

Xem thêm:

9 tháng mang bầu, ngoài chăm sóc sức khỏe thì bà bầu cần biết những dấu hiệu tai biến sau

Làm cách nào để phân biệt dấu hiệu giữa sắp có kinh nguyệt và mang thai?

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang