Trong một bài báo trước đây, Miranda Kerr chia sẻ cô nàng hay sử dụng một chiếc lược/cọ khô với chất liệu mềm mại để chải khắp cơ thể. Hướng chải từ chân hướng lên trên dần sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể. Siêu mẫu khuyên bạn chỉ cần bỏ ra khoảng từ 10-15 phút để đạt được rất nhiều lợi ích từ việc mát-xa toàn thân bằng cọ này. Tuy nổi tiếng trên thế giới, nhưng chải khô còn khá xa lạ với chị em phụ nữ trong nước, thậm chí còn nhiều điều bạn chưa rõ hay nhầm lẫn về phương pháp này. Chúng ta hãy cùng một số chuyên gia da liễu tìm hiểu và giải thích cụ thể hơn về những hiểu lầm xung quanh phưng pháp đang “hot” nhé
Nàng mẫu xinh đẹp Mirranda Kerr cũng áp dụng phương pháp chải khô để duy trì nhan sắc trẻ trung |
Chải khô là gì?
“Chải khô là một quá trình sử dụng bàn chải có lông đủ cứng trên da giúp tẩy tế bào chết và tăng cường lưu thông máu”, Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứ mỹ phẩm và lâm sàng da liễu tại Trung tâm Y khoa Mount Snai nói với tạp chí SELF. “Thông thường, bàn chải được sử dụng phải có lông dài tự nhiên, không quá mềm để có khả năng tẩy tế bào chết, nhưng cũng không quá cứng để tránh gây tổn thương da. Loại bàn chải này nên có tay cầm dài để có thể dễ dàng tiếp cận khu vực da sau lưng, gót chân”. Và điều tiên quyết, cũng như cái tên của phương pháp này, chính là cả da và bàn chải phải khô trong suốt qua trình thực hiện.
Chai khô có giúp tăng cường thải độc cơ thể?
Hiện nay, phương pháp chải khô toàn thân đang rất được ưa chuộng tại Mỹ với nhiều lời đồn đoán là nó có thể làm tăng cường thải độc tố của cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ Zeichner phủ nhận: “Các cơ quan giải độc duy nhất trong cơ thể là gan và thận”. Ông giải thích thêm: “Chải khô chỉ có tác động trên bề mặt da, trong khi các mạch bạch huyết nằm sâu dưới bề mặt da. Vì vậy, không có bằng chứng nào cho thấy chải khô sẽ giúp cải thiện chức năng thải độc của cơ thể”.
Đánh tan mỡ thừa bằng phương pháp chải khô?
Chải khô chỉ tẩy nhẹ nhàng lớp tế bào chết trên da, là một dạng tẩy da chết vật lý hiệu quả. “Việc nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da bằng phương pháp chải khô, có nghĩa là nó có thể làm bong tróc da chết, khiến da bạn mượt mà, đẩy nhanh quá trình tái tạo da hơn”, Melissa Kanchanapoomi Levin, bác sĩ da liễu tại NYC, cũng là người sáng lập ra khoa da liễu Entière chia sẻ thêm: “Khi bạn chải trên da khô, hiệu quả ma sát sẽ tăng cao hơn. Khi ma sát tăng, hiệu quả tẩy da chết sẽ tăng theo”.
Tẩy da chết theo cách này “có thể tăng cường vẻ ngoài tươi tỉnh của làn da, giúp da căng bóng khỏe mượt hơn, từ đó làn da sẽ trông trắng sáng hơn” Bác sĩ Zeichner nói. Tuy nhiên, công dụng của chải khô chỉ dừng lại ở đó. Vì vậy nếu bạn nghe thấy bất cứ ai nói chải khô có thể đánh tan mỡ thừa, thì điều đó hoàn toàn không có căn cứ.
Chải khô giúp da hồng hào, bóng khỏe
“Nói chung, việc chà xát da (bằng bàn chải lông khô hay bất kỳ một chất liệu nào khác, thậm chí là bằng bàn tay chúng ta) sẽ đều có tác dụng tăng lưu thông máu. Hê quả là, da bạn sau khi được chải khô sẽ trông hồng hào hơn, bóng khỏe hơn, có thể hơi sưng lên, nhưng điều này chỉ có tác dụng tạm thời”, bác sĩ Levin nói.
Chải khô giúp tinh thần sảng khoái, hứng khởi
Ellen Marmur, một bác sĩ da liễu ở thành phố New York chỉ ra rằng chải khô giúp kích thích dây thần kinh cảm giác, có thể giúp bạn cảm thấy tươi tỉnh, hứng khởi. Vì lý do này, cô khuyên bạn nên áp dụng chải khô vào buổi sáng để giúp cơ thể đạt được trạng thái tỉnh táo, năng động suốt cả ngày dài.
Cẩn thận với da quá nhạy cảm
Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, bạn nên cẩn trọng vì chải khô quá mạnh có thể làm tổn thương biểu bì da. Bạn nên bắt đầu bằng loại cọ có lông mềm mại và chải thật nhẹ nhàng, sau đó nếu da thích ứng dần, bạn mới nên tăng cường độ. Nếu cảm thấy da tấy sưng, ửng đỏ hoặc có bất cứ tổn thương nào quá lớn, các bác sĩ khuyên bạn nên ngừng áp dụng phương pháp này.
Chỉ nên chải 1-2 lần/ tuần
Bác sĩ Levin cảnh báo: “Chải khô quá mạnh hoặc quá thường xuyên có thể tạo ra các vết xướt da nhỏ, gây kích ứng và gây khô da”. Ngoài ra, bác sĩ Levin cũng khuyến cáo bạn không nên áp dụng phương pháp này quá 1-2 lần/ tuần. Việc tắm lại với nước để rửa rôi các tấy bào chết sau khi hoàn thành xong chải khô cũng được các bác sĩ khuyên nên áp dụng. Nếu da bạn cảm thấy khô, bạn nên thoa thêm kem dưỡng ẩm để có được hiệu quả cao nhất.
Chải khô không giúp tẩy tế bào chết hiệu quả cho các bệnh lý da sần sùi như: da gà, chứng dày sừng nang lông, vảy nến, eczema,…
Không nên áp dụng chải khô cho những người có làn da nhạy cảm hoặc đang mắc các bệnh về da như eczema, bệnh vảy nến hoặc khô da quá mức, vì nó có thể làm trầm trọng thêm các bệnh này, hoặc thậm chí gây đau đớn. Bác sĩ Levin nói thêm: “Đối vói những người mắc các bệnh như dày sừng nang lông (keratosis pilaris) hoặc bệnh da gà, theo lý thuyết mà nói, việc chải khô sẽ gúp cải thiện bề mặt sần sùi của loại bệnh này. Nhưng trên thực tế, các bạn nên hết sức cẩn trọng, vì nó có thể làm bệnh tình thêm trầm trọng”.