Những điều vàng ngọc liên quan đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết

(lamchame.vn) - Trẻ sơ sinh được tính là trẻ từ khi chào đời tới khi 1 tuổi, đây được xem là những năm tháng đầu đời có tác động tích cực đến sức khỏe và nhận thức của trẻ sau này. Trong đó, theo các chuyên gia thì giấc ngủ là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần biết những thông tin vàng ngọc liên quan đến giấc ngủ để gúp trẻ phát triển nhanh hơn.

Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều. Nhất là trong 3 tháng đầu sau khi chào đời. Theo thông tin từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia thì trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 - 17 giờ mỗi ngày. Dù vậy tùy vào mỗi trẻ sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau. Có những bé chỉ ngủ 11 giờ nhưng một số bé lại cần ngủ 19 giờ mà mới đủ giấc không cáu gắt. Bố mẹ không nên bối rối vì điều này vì thực ra số giờ ngủ phụ thuộc vào nhu cầu của chính trẻ. Bố mẹ nên biết rằng trẻ sơ sinh thường chưa xây dựng được đồng hồ sinh học liên quan đến giấc ngủ trước khi trẻ 6 tháng tuổi và rất ít trẻ có thể thức liên tục 3 giờ đồng hồ.

 Dưới đây là bảng thời gian liên quan đến giấc ngủ cho trẻ sơ sinh được cho là khoa học nhất các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Ngủ khoảng 16 giờ trong đó 8 giờ ngủ đêm 8 giờ ngủ ngày.

- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Ngủ khoảng 15 giờ, trong đó 10 giờ ngủ đêm, 5 giờ ngủ ngày.

- Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm, 3,5 giờ ngủ ngày.

- Trẻ 9 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 3 giờ ngủ ngày.

- Trẻ 12 tháng tuổi: Ngủ 13,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 2,5 giờ ngủ ngày.

Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau

Dẫu vẫn biết giấc ngủ là quan trọng đối với trẻ tuy nhiên nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau thì bố mẹ cần lưu ý. Đó là trẻ bỏ bú, quấy khóc, lừ đừ không tinh nhanh sau khi thức giấc…Lúc này nếu trẻ ngủ li bì quá nhiều thì  có thể là do cơ thể trẻ mắc bệnh, các chứng rối loạn hô hấp và tim mạch có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé.

Ngoài ra bố mẹ cũng lưu ý khi trẻ có biểu hiện như liếm môi, mút ngón tay, há miệng, thè lưỡi...là lúc trẻ bị đói và nên đánh thức trẻ dậy để bú, tránh để tình trạng bé bị tụt đường huyết. Trẻ dưới 1 tháng tuổi sẽ không có khả năng  tự thức dậy khi bị đói.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang