Tuỳ tiện làm sạch thóp trẻ |
Thóp được hiểu là cửa đỉnh đầu được coi là bộ phận cần giữ gìn nhất của trẻ sơ sinh. Thông thường ở những tháng đầu mới chào đời thóp của trẻ chưa hoàn thiện rõ ràng, trong đó có nhiều trẻ sẽ xuất hiện những vật thể giống như bùn bám trên thóp. Nhiều gia đình sẽ tìm mọi cách để làm sạch những vết bám này, tuy nhiên đây là việc không nên vì da của bé còn rất non và yếu ớt. Vì thế, nếu có những tác động dù nhẹ nhàng đến đâu cũng có thể làm tổn thương nghiêm trọng còn gây nhiễm trùng cho trẻ.
Cách làm đúng đó là bố mẹ nên dùng khăn mềm nhúng nước nhẹ nhàng lau thóp cho trẻ, nhưng nhớ không được quá mạnh tay, càng không dùng móng tay để "cào" các lớp vảy đóng ở thóp để tránh gây tổn thương cho da đầu của bé.
Thói quen "đung đưa" trẻ quá mạnh |
Hành động đung đưa trẻ được áp dụng nhiều nhất khi trẻ nhỏ khóc quấy, các bậc phụ huynh sẽ tìm mọi cách để dỗ trẻ. Tuy nhiên nó lại gây tác hại đến bộ não mà có thể chưa nhìn thấy hậu quả ngay trước mắt.
Hôn trực tiếp lên môi trẻ sơ sinh |
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hành động hôn vào miệng trẻ là có hại. Dù nó có thể sẽ bộc lộ tình yêu thương với trẻ nhưng nó lại gây hại cho sức khoẻ của trẻ về lâu dài. Bởi trên miệng người lớn sẽ có nhiều vi khuẩn đồng thời có cả những độc bệnh sẽ lây nhiễm có thể sẽ lây từ đường miệng sang cho trẻ qua cách hôn này.
Ngoáy tai cho trẻ thường xuyên |
Lấy ráy tai cũng là việc làm thường xuyên của nhiều bà mẹ dành cho con mình. Nhưng mẹ cần biết nếu thao tác của mẹ quá mạnh hay bất cẩn rất dễ làm tổn thương màng nhĩ mỏng manh của trẻ. Việc mẹ cần làm là chỉ nên làm sạch nhẹ nhàng bên ngoài tai, tránh chạm quá sâu vào bên trong để không làm tổn thương đến tai của trẻ.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.